text
stringlengths 246
13.2k
|
---|
Chồng của một lao động chết ở Đài Loan yêu cầu làm rõ vụ việc Chị Nhung (phải) ngày còn sống ở Đài Loan Ngày 9-3, Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế có địa chỉ tại số nhà 256 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội có công văn số 4412 gửi anh Lê Văn Thanh ở thôn 5, xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh báo tin chị Lê Thị Nhung, vợ anh Thanh đã chết ở Đài Loan.
Lý do rơi từ lan can tầng 5 phòng 2, số nhà 301, phố Đại Đôn 11, khu Nam Đồn, TP Đài Trung.
Chị Lê Thị Nhung, sinh 1977, đi lao động giúp việc gia đình tại Đài Loan từ ngày 13/5/2004 do Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế làm môi giới. Công việc của Lê Thị Nhung là chăm sóc một bà cụ trên 80 tuổi tại TP Tân Trúc.
Trong thời gian làm việc, chị Nhung được đánh giá là chăm ngoan, gia đình rất quý mến đã mua tặng một dây chuyền trị giá khoảng 10 triệu đồng Việt Nam. Ngày 27-12-2005, bà già qua đời, chị Nhung vẫn ở lại hương khói một thời gian tại nơi bà cụ ở.
Ngày 17-2-2006, chị Nhung điện về nhà báo tin khoảng chục hôm nữa là sẽ về nước. Số tiền lương còn lại chưa nhận khoảng 100 triệu đồng đang nằm tại nhà ông chủ là Tăng Minh Đức.
Theo lời của chị Nhung nói thì ông chủ bảo cứ về nước trước đi rồi gia đình họ gửi tiền về sau. Gia đình cảm thấy không yên tâm nên đã bàn với Nhung phải đòi họ gửi tiền trước, lúc nào gia đình ở Việt Nam nhận được báo tin sang rồi mới lên máy bay.
Ngày 28-2, chị Nhung đến nhà anh trai của chủ lao động tại TP Đài Trung theo địa chỉ đã nói ở trên và đã chết một cách đầy bí ẩn.
Gần đây người nhà của anh Thanh ra Hà Nội được Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế trả lời là chị Nhung nhảy lầu tự tử.
Trong đơn viết ngày 4-4-2006 gửi Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế, anh Lê Văn Thanh chồng chị Nhung nêu thắc mắc: “Tại sao chưa có kết quả của bên cơ quan pháp luật trả lời mà Cty quyết đoán nói rằng lao động Lê Thị Nhung nhảy lầu tự tử?
Đối với người Thiên chúa giáo chúng tôi vì nghèo khổ đi làm thuê kiếm sống không bao giờ nghĩ đến việc tự hủy hoại bản thân mình.
Việc vợ tôi chết là do ông Tăng Minh Đức chèn ép không trả tiền lương hoặc cưỡng hiếp nên mới gây ra cái chết thê thảm này. Đề nghị Cty phải trả lời cho chúng tôi sáng lẽ sự thật”. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm làm rõ sự việc này. |
Vào lúc 5 giờ sáng 3/5, cảnh sát điều tra về tội phạm ma tuý Công an Hà Tĩnh được sự giúp đỡ của Công an tỉnh Boly Khămxây (Lào) đã bắt được Lê Hồng Quý, (sinh 1973, trú tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn) cầm đầu một đường dây buôn bán ma tuý từ Lào về Việt Nam.
Bước đầu y khai nhận đã mua bán, vận chuyển về Việt Nam 20 bánh heroin. Ba năm trước, khi bị truy nã đặc biệt về tội buôn bán ma túy, y đã trốn sang Lào, thay tên đổi họ, thường xuyên thay đổi chỗ ở và tiếp tục mua bán ma tuý. Trước đó vào ngày 29/4, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã bắt được Trần Văn Ngọc (sinh năm 1965), Trần Văn Lê (1971), Lê Tùng Hồng (1964, đều quê ở xóm Đà Sơ, huyện Đô Lương, Nghệ An); thu giữ 3 khẩu súng ngắn, 12 viên đạn, 1 quả lựu đạn, 28.000 USD, 2 xe máy, 3 chiếc điện thoại di động. Khám khẩn cấp nơi chúng ở, bộ đội biên phòng còn thu được 300 gam heroin,175 triệu đồng, 2 cân tiểu ly và một số dụng cụ để buôn bán ma túy. (theo TTXVN) |
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao vừa ban hành Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số hướng dẫn về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Theo đó, người bào chữa có quan hệ thân thích với người đang tiến hành tố tụng trong vụ án thì bị từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
Nghị quyết 03 03/2004/NQ-HĐTP ra ngày 2/10 quy định, ngay sau khi thụ lý vụ án hình sự cần phải kiểm tra xem xét trong các giai đoạn tố tụng trước đó bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã nhờ người bào chữa hay chưa mà thực hiện như sau:
(1) Nếu bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ chưa nhờ người bào chữa, nay mới nhờ người bào chữa hoặc tuy đã có nhờ người bào chữa nhưng nay nhờ người bào chữa khác thì cần phải xem xét người được nhờ bào chữa đó có quan hệ thân thích với người nào đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân thích với người nào đó đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án thì căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó. Việc từ chối cấp giấy chứng nhận phải được làm thành văn bản, trong đó cần nêu rõ lý do của việc từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
(2) Trong trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa và nay vẫn tiếp tục nhờ người đó bào chữa thì cần phải xem xét người đó có quan hệ thân thích với người nào (thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án) được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân thích với người nào đó được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án, thì cần phân công người khác không có quan hệ thân thích với người được nhờ bào chữa thay thế tiến hành tố tụng và cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó.
Theo khoản 1 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo được lựa chọn người bào chữa cho bị can, bị cáo. Để thi hành đúng quy định này cần phân biệt:
(1) với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa; (2) với bị can, bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì chỉ có họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa. Do đó, trong trường hợp người thân thích của họ hoặc người khác lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ thì cần theo hướng dẫn sau: Nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa đã có sự đồng ý (hoặc sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì tòa án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa chưa có sự đồng ý (hoặc không có sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì tòa án yêu cầu người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người khác thực hiện việc lựa chọn người bào chữa phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo. Tòa án cũng có thể thông báo cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết việc người thân thích của họ hoặc người khác đã lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ và hỏi họ có đồng ý hay không. Nếu họ đồng ý thì tòa án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để người bào chữa thực hiện việc bào chữa.
Các cơ quan tố tụng yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên, trong trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, VKS hoặc tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Vì vậy, trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57.
Trường hợp bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa và theo yêu cầu của tòa án, văn phòng luật sư đã cử người bào chữa cho họ hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận đã cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho thành viên của tổ chức mình thì tòa án phải thông báo cho bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo chất biết. Việc thông báo có thể bằng văn bản riêng, có thể được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trước khi mở phiên tòa, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì người có yêu cầu phải làm văn bản trong đó cần ghi rõ lý do yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp họ trực tiếp đến tòa án yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản ghi rõ lý do của yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa và người có yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
Văn bản về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được giải quyết như sau: (1) trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa thì thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa căn cứ vào khoản 25 và khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự và hướng dẫn tại Mục 1 để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết trong đó cần nêu rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người khác bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. (2) trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa, thì vẫn tiến hành triệu lập người bào chữa đã được cử tham gia phiên tòa theo thủ tục chung. Nếu tại phiên tòa họ vẫn tiếp tục có yêu cầu từ chối người bào chữa thì hội đồng xét xử xem xét, giải quyết theo hướng dẫn tại điểm d Mục 3.
Tại phiên tòa, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì phải ghi vào biên bản phiên tòa. Về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được giải quyết như sau:
(1) trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì HĐXX thảo luận và thông qua lại phòng xử án. Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn lại Mục 1 để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì thông báo cho người yêu cầu biết và nói rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì phải hoãn phiên tòa và thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người khác bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Quyết định của HĐXX về chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa. (2) Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa (kể cả trường hợp đã có yêu cầu từ chối người bào chữa trước khi mở phiên tòa), thì HĐXX cần phải giải thích cho họ biết người bào chữa sẽ giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo và chi phí cho người bào chữa do tòa án thanh toán.Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn giữ nguyên ý kiến từ chối người bào chữa thì cần phải ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của người bào chữa đã được cử. Nếu chỉ có bị cáo từ chối người bào chữa, còn người đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối người bào chữa hoặc chỉ có người đại diện hợp pháp của bị cáo từ chối người bào chữa, còn bị cáo không từ chối người bào chữa, thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung, có sự tham gia của người bào chữa đã được cử. |
Trà Vinh: Bắt khẩn cấp một cán bộ nông nghiệp huyện (NLĐ)- Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Trà Vinh vừa bắt khẩn cấp Lữ Văn Đương, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành- Trà Vinh, do hành vi đưa hối lộ. Vào năm 2000, Đương là cán bộ nông nghiệp huyện phụ trách lĩnh vực thủy nông.Khi triển khai dự án công trình cống đập thủy lợi Tầm Phương, Đương nắm khâu giải tỏa, bồi hoàn và đã có những hành vi gian lận hàng tỉ đồng trong việc kê khai giá trị bồi hoàn. Trong quá trình điều tra vụ việc trên, Đương đã đưa hối lộ cho cán bộ trực tiếp điều tra 10 triệu đồng và bị lập biên bản. Theo nhiều nguồn tin, hiện Đương nhận tiền lãi suất hằng tháng từ các ngân hàng trong tỉnh trên 7 triệu đồng. |
Tết Ất Dậu ở TPHCM: Nét bình an và hạnh phúc thời @ Công viên Tượng đài Bác Hồ (quận 1) thu hút người dân TP đến vui chơi (Ảnh chụp chiều mùng 3 Tết). Ảnh: M. Nam Trong không khí chào đón xuân mới, phóng viên Báo Người Lao Động đã ghi nhận xung quanh 3 ngày Tết của người dân TP. Nhìn chung, khởi đầu năm con gà, các ngành kinh doanh, dịch vụ du lịch TP đều háo hức vì công việc gặp nhiều thuận lợi, còn người dân TP thì ăn được một cái Tết an bình và hạnh phúc...
Chùa "không khói" và cầu an thời @
Trong 3 ngày Tết, ngoài việc đi thăm, chúc Tết bà con, họ hàng thân thuộc, nhiều người dân TP còn có thói quen đi viếng lễ Phật để cầu an, cầu may cho gia đình và người thân. Điểm mới năm nay được nhiều Phật tử nhắc đến là một số ngôi chùa “không khói”, tức là việc thắp nhang được hạn chế đến mức thấp nhất, để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và điều quan trọng hơn cả là tránh lãng phí tiền của bá tánh. Được nhắc đến nhiều nhất là chùa Viên Giác, nằm trên đường Bùi Thị Xuân, phường 1, quận Tân Bình – TPHCM.
Danh sách những người cầu an được in từ máy vi tính
Có mặt tại chùa vào chiều mùng 3 Tết, chúng tôi nhận thấy một không khí trong lành và yên ả mà hiếm có ngôi chùa nào trong TP có được. Trong khuôn viên chùa, chỉ có duy nhất bát hương lớn bằng đồng để những người đến viếng lễ Phật thắp nhang (mỗi người chỉ được thắp một cây). Riêng tại chánh điện, ngoài khoanh nhang vòng của chùa thắp, thì không có cây nhang nào khác. Thầy Thích Quảng Thọ, chùa Viên Giác, cho biết quy định này có từ sau khi chùa được trùng tu vào năm 2001. Ban đầu, nhiều Phật tử mới đến chùa chưa biết quy định này nên nhà chùa phải cử người nhắc nhở, nhưng đến nay, hầu hết mọi người đã hoàn toàn tự giác chấp hành vì thấy được lợi ích của việc làm này. Một ưu điểm khác của quy định này mà chúng tôi nhận thấy là trước cổng chùa không hề có những điểm bán nhang, gây bát nháo như một số chùa khác.
Một điểm mới đầu năm Ất Dậu mà chúng tôi ghi nhận được là một số đình, chùa... đã ứng dụng công nghệ tin học, đáp ứng nhu cầu về cầu an, cầu may của những người đi lễ. Nếu như mọi năm, bá tánh muốn xin sớ cầu an phải ngồi đọc tên từng người thân trong gia đình để viết vào lá sớ thì năm nay việc này đã bị xem là lỗi thời. Năm nay, người đi lễ đọc tên người thân để cầu an thì sẽ có người nhập liệu vào các máy vi tính. Sau đó, danh sách này được in ra giấy và chuyển đến cho các thầy viết sớ để cúng cầu an, cầu may. “Kiểu cầu an, cầu may mới này nhanh chóng được nhiều người tiếp nhận một cách hồ hởi, vì vừa tiện lợi, nhanh chóng và quan trọng là không sợ sai sót tên của người thân”, bà Nguyễn Thị Lành, ngụ ở quận Gò Vấp nói.
Du xuân bằng xe... taxi!
Taxi - một phương tiện được nhiều người chọn để... du xuân
Có lẽ, đây là năm bội thu của các hãng taxi ở TPHCM, vì nhiều người dân chọn loại phương tiện này để... du xuân. Trong 3 ngày Tết, hầu hết các xe taxi đều hoạt động hết công suất. Theo một số tài xế của Taxi Mai Linh, trong 3 ngày Tết, nhất là trong đêm giao thừa, số cuốc xe tăng khoảng 30% so với ngày thường. Điểm đặc biệt trong năm Ất Dậu là nhiều người bao xe taxi để đi chơi xa kết hợp với đi cúng cầu an, xin lộc đầu năm. Các địa danh, chùa chiền được nhiều du khách chọn đến là Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), núi Bà Đen (Tây Ninh), Chùa Bà (Bình Dương), Vũng Tàu… Giá trung bình của các hãng taxi cho một chuyến đi và về ở Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc là 1,7 triệu đồng; giá cho chuyến đi Vũng Tàu là 700.000 đồng... Nhiều tài xế cho biết họ thích chạy đường dài hơn là chạy trong TP, vì kiếm được nhiều tiền hơn. Song, một số tài xế tâm sự họ rất ngại chạy tuyến miền Tây, vì sợ gặp phải Cảnh sát giao thông đầu năm... rất xui!.
Dù đợt động đất, sóng thần gây khiếp đảm cho người dân vào những ngày cuối năm 2004, nhưng không vì thế ngăn được lượng người đổ đến các điểm du lịch vùng biển có tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết... đặc biệt là sử dụng phương tiện tàu cánh ngầm. Theo ông Trình Văn Kiệt, Bến Trưởng Bến Tàu khách TPHCM, trong hai ngày mùng 2 và mùng 3 Tết, các tàu cánh ngầm đã tăng chuyến để phục vụ khách đi du lịch ở Vũng Tàu, với tổng số 43 chuyến, vận chuyển hơn 3.300 người (lượng khách tăng gấp đôi so với ngày thường).
Bản sắc văn hóa Việt lên ngôi
Khu triển lãm Gốm Việt ở Công viên Bách Tùng Diệp thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan. Ảnh: M. Nam
Trong những ngày Tết, điều dễ dàng nhận thấy là các chương trình văn hóa, lễ hội... mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc do TP tổ chức không chỉ thu hút người dân trong nước mà còn lôi kéo cả du khách nước ngoài. Ngoài lễ hội được nhiều người chú ý như: Hội Hoa xuân tại Công viên Tao Đàn, lễ hội bánh Tét, trên đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1)... thì cuộc triển lãm với chủ đề Gốm Việt tại Công viên Bách Tùng Diệp (quận 1) đã tạo một nét lạ cho du khách trong những ngày xuân. Hơn 70 mẫu, với trên 250 sản phẩm gốm do những nghệ nhân sáng tạo và sản xuất tại TPHCM, đã được Công ty TNHH Mỹ thuật Gốm Việt trưng bày trên diện tích gần 2.000 m 2 đã thu hút nhiều du khách Nhật, Pháp, Mỹ... đến tham quan. Từ chiếc đại bình mang tên Bắc Trung Nam, đến bình gốm có những họa tiết, hoa văn được sao chép từ trống đồng Ngọc Lũ, hay những bình gốm thể hiện tinh thần đại đoàn kết của 54 dân tộc Việt Nam... đã làm say mê du khách trong và ngoài nước.
Nạn ăn xin tái diễn
Một "gia đình ăn xin" tụ tập ở cầu Sắt kênh Nhiêu Lộc (Ảnh chụp chiều mùng 3 Tết). Ảnh: M. Nam
Sau một thời gian tạm lắng bởi sự ra tay quyết liệt của các cơ quan chức năng, nạn ăn xin đã xuất hiện trở lại, đặc biệt là trong ba ngày Tết, gây không ít phiền toái cho người dân TP và khách du lịch nước ngoài. Khu vực dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc (quận 3, Phú Nhuận) được xem là nơi “đóng quân” của các nhóm hành nghề ăn xin. Hàng ngày, cứ từ 6 giờ sáng, mỗi tốp ăn xin khoảng 5-6 người, trong đó 4 người lớn và 2 trẻ em “xuất hành” đến những nơi tụ tập đông người như: chùa chiền, các điểm vui chơi giải trí... trên địa bàn TP để “hành nghề”. Sau một ngày “làm việc” cực nhọc, khoảng 16 giờ, các nhóm ăn xin từ các nơi trở về để chia tiền, rồi tổ chức ăn nhậu ngay trên bờ kênh Nhiêu Lộc. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết số ăn xin này là người các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, An Giang... đổ về TP kiếm ăn trong những ngày Tết và qua Tết trở về quê với số vốn kha khá. “Ngoài việc bêu ra những hình ảnh nhếch nhác, họ còn tụ tập ăn uống, xả rác thẳng xuống dòng kênh, rồi cờ bạc, cãi cọ ... gây mất an ninh trật tự tại địa phương”, bà Nguyễn Hồng Liên, ngụ ở đường Trần Văn Đang, quận 3, nói. Một điều cần đáng ghi nhận là tình trạng đốt pháo, việc chấp hành luật lệ giao thông, an ninh trật tự... trong mấy ngày Tết tại TPHCM, nhìn chung được bảo đảm. Điều này đã góp phần đem lại không khí vui Tết cho người dân TP và đông đảo kiều bào về quê ăn Tết. |
Muốn cấm thì cấm?
Dù chưa đến giờ làm việc nhưng hơn chục phóng viên các báo đài đã có mặt tại phòng xử để chuẩn bị tác nghiệp, nhưng thư ký tòa lại thông báo: “Chủ tọa yêu cầu các phóng viên không được chụp ảnh tại phiên tòa”. Các phóng viên rất bất ngờ.
Một số phóng viên quá bức xúc đã điện thoại trực tiếp cho chánh án TAND TP.HCM Bùi Hoàng Danh để chất vấn lý do. Ông Bùi Hoàng Danh trả lời: “Không có chủ trương cấm quay phim, chụp ảnh phiên tòa”. Các phóng viên nói lại cho thư ký nghe về ý kiến của chánh án nhưng thư ký phiên tòa vẫn ngăn cản vì “làm theo lệnh chủ tọa”. Các phóng viên đành gọi điện thoại cho ông Bùi Hoàng Danh một lần nữa, ông Chánh án đã phải cử một cán bộ văn phòng xuống phòng xử để truyền đạt ý kiến của mình cho chủ tọa phiên tòa. Lúc này, vị chủ tọa mới thông báo cho các phóng viên được chụp ảnh, ghi âm phiên tòa.
Còn nhớ cách đây ít lâu, cũng trong phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM xét xử bị cáo Võ Trọng Hiếu (nguyên là thẩm phán Tòa dân sự TAND TP.HCM) về tội nhận hối lộ, việc tác nghiệp của phóng viên tại phiên tòa cũng rất khó khăn. Bất cứ ai vừa đưa máy hình ra đều bị lực lượng bảo vệ nhắc nhở. Thậm chí, vì không cho quay phim phiên tòa nên phóng viên Đài truyền hình đã xách máy ra khỏi phòng xử, muốn ghi hình lại không khí bên ngoài phòng xử (có khá nhiều người tham dự phiên tòa này) nhưng vừa bấm máy là bị mời lên văn phòng làm việc.
Kết thúc phiên xử, các phóng viên đứng bên ngoài sân tòa, dự định chụp ảnh bị cáo khi được dẫn giải lên xe về trại tạm giam nhưng vẫn không thể được vì có hàng chục cảnh sát che chắn. Đặc biệt, điều chưa từng thấy ở bất cứ phiên tòa nào là chiếc xe chở phạm nhân còn được de đuôi vào tận phòng xử để đón ông “cựu” quan tòa này.
Khi cần thiết, cũng có những phiên tòa không được phép quay phim, chụp hình. Nhưng hai phiên tòa xét xử Võ Trọng Hiếu và Nguyễn Pha Lê là hoàn toàn bình thường như bao phiên tòa hình sự công khai khác. Tại sao lại có việc cấm quay phim, chụp hình? Điều này nói lên cái gì? Phải chăng những người trong cơ quan pháp luật thì được “đặc ân”? |
Cướp xới bạc ở Thanh Trì
Vũ Văn Quang (Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội) rủ 5 người bạn tới nhà tổ chức sát phạt đỏ đen và bị thua sạch túi. Nhằm lấy lại số tiền đã bỏ ra, Quang dùng súng uy hiếp mọi người, bắt bỏ lại toàn bộ số tiền thắng bạc. Vụ 'cướp ngược' này khiến một trường hợp bị thương.
Hôm nay, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Vũ Văn Quang (46 tuổi, trú xã Lĩnh Nam, Thanh Trì) về tội tổ chức đánh bạc, cướp tài sản; 5 bị cáo còn lại gồm Phạm Minh Ngọc, Phạm Văn Vàng, Phạm Văn Điền, Vũ Đình Thảo và Phạm Văn Hiền về tội đánh bạc.
HĐXX tuyên phạt Quang mức án 10 năm 6 tháng tù; Ngọc chịu hình phạt 5 năm. 4 người còn lại được hưởng án treo mới mức từ 24 đến 30 tháng. Ngày 10/3, phiên sơ thẩm xét xử vụ án từng được tiến hành tại TAND Hà Nội. Nhưng trong quá trình thẩm vấn, bị cáo Ngọc ngất xỉu ngay trước vành móng ngựa.
Theo cáo trạng, tối 25/7/2003, Ngọc, Vàng, Điền, Thảo và Hiền tới nhà Quang tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa. Tiền đặt cửa mỗi ván nhiều nhất là 300.000 đồng, tối thiểu: 10.000 đồng.
Đến khoảng 23h cùng ngày, Quang thua sạch tiền, phải tháo nhẫn đặt cho Vàng lấy 500.000 đồng. Trong cơn khát bạc, nhằm gỡ gạc tiền đã mất, chủ nhà Quang tiếp tục mang tivi, đầu VCD, súng săn ra tiệm cầm đồ ở ngoài đặt lấy 5,5 triệu đồng.
Tiền từ túi của Quang vẫn "chạy" hết sang túi của 5 con bạc Ngọc, Thảo, Vàng, Điền và Hiền. Đến 4h30' hôm sau xới bạc nghỉ, thấy đồng bọn lục tục vơ tiền, vàng đem về, Quang nảy sinh ý định cướp lại tài sản đã mất. Hắn mở tủ lấy khẩu súng săn chĩa vào cả bọn quát: Tất cả bỏ hết tài sản ra, thằng nào không bỏ tao bắn chết&. Trong lúc giằng co, Quang bóp cò súng, viên đạn sượt qua vai một người. Mấy con bạc hoảng sợ, vội để lại hết số tiền thắng bạc chạy tháo thân.
Quá trình điều tra đã làm rõ, để đánh lạc hướng điều tra của công an, Quang đến Công an xã Lĩnh Nam trình báo rằng chính anh ta là nạn nhân của vụ cướp. |
Một trưởng công an phường chiếm đoạt 800 triệu đồng
Trần Minh Hồng (nguyên thiếu tá, trưởng Công an phường 1, quận 4, TP HCM) đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, chèn ép dân, biến tài sản nhà nước thành của riêng. Hàng loạt đơn tố cáo của dân về sai phạm của ông Hồng từng bị bỏ qua, không xem xét.
Năm 1999-2000, dư luận về "ông trưởng phường" vơ vét tất cả những gì có thể được về làm của riêng đã được dân phường 1, quận 4, kháo nhau râm ran khu vực. Chỉ đến khi một loạt lãnh đạo Công an quận 4 bị kỷ luật, tước quân tịch vì liên quan vụ án Năm Cam, hàng chục lá đơn tố cáo liệt kê 24 sai phạm của ông Hồng (gửi đi từ rất lâu) mới được làm rõ.
Sai phạm nghiêm trọng nhất là vụ làm giả 50 bộ hồ sơ nhân khẩu NK3C để chiếm đoạt gần 800 triệu đồng tiền đền bù giải tỏa. Ông Hồng nhờ người đứng tên 4 căn nhà mà ông dựng tạm trên bãi gửi xe của công an phường sau khi có tin giải toả điểm này. Một cán bộ quận 4 cho biết, hôm ký vào biên bản vi phạm, ông Hồng cố tình kể lại những câu chuyện về công an xã vi phạm pháp luật dùng súng bắn chết cán bộ, hàm ý... đe dọa Tổ công tác của Ủy ban kiểm tra Quận ủy quận 4.
Một nguồn tin tiết lộ, ông Hồng là chủ bãi giữ xe của công an phường. Để cạnh tranh trong dịch vụ này, ông Hồng cho cấp dưới làm khó người dân bằng nhiều hình thức, kể cả việc lên Phòng Kinh tế của quận can thiệp "đề nghị phòng không cấp phép kinh doanh cho dân". Đã vậy, bãi giữ xe của ông Hồng vừa không có giấy phép kinh doanh vừa không đóng thuế suốt thời gian hoạt động.
Nguyên trưởng công an phường này còn tìm mọi cách "kiếm chác" qua những việc nhỏ nhặt khác như tự ý câu điện ngoài điện kế, kéo nước của cơ quan công an phường cho các hộ thuê nhà sử dụng để thu tiền. Khoản này tất nhiên không được nộp vào quỹ đơn vị. Công an phường được cấp xe jeep để tuần tra, ông Hồng lấy cớ là thường xuyên hư hỏng, đề nghị bán đi. Và rồi cũng chính ông đề nghị được mua nó với giá thanh lý.
Với cán bộ trong đơn vị, số tiền cấp trên thưởng kèm theo cho những cá nhân đạt thành tích, ông Hồng cũng... "quên" đưa lại cho anh em.
Liên quan sai phạm của ông Trần Minh Hồng có hơn 10 cán bộ, đảng viên cùng tập thể Chi bộ Đảng công an phường và Đảng ủy phường 1 đã bị xử lý kỷ luật. Riêng ông Hồng bị khai trừ ra khỏi Đảng và mới đây bị Bộ Công an tước quân tịch, cho ra khỏi ngành.
Hiện, Thanh tra thành phố chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra làm rõ những sai phạm của ông Hồng để xử lý. |
Họ đã tàn sát rừng như thế nào?
Trong mùa khai thác gỗ năm 2002-2003, Lâm trường Măng Đen (Kontum) được UBND tỉnh giao chỉ tiêu khai thác 2.000m3 gỗ. Do có quan hệ “sâu nặng” với Nguyễn Hữu Cầm, giám đốc (GĐ) Lâm trường Măng Đen, nên Lê Anh Dân được Cầm cho ký hợp đồng khai thác 1.000m3. Tuy nhiên, Dân không lấy tư cách pháp nhân của Lâm trường Tân Lập khai thác mà móc nối với Ngô Quốc Hùng “bán” lại chỉ tiêu này. Dù vậy, Dân vẫn buộc Hùng chỉ được khai thác 225m3, còn lại cả hai cùng bàn nhau “bán” chỉ tiêu khai thác lại cho hai đơn vị khác là Công ty TNHH Thanh Bình và Công ty TNHH Rạng Đông (đều có “quan hệ” với Dân).
Ngô Quốc Hùng - GĐ Công ty TNHH Khải Hoàn Chỉ tiêu 1.000m3 còn lại Nguyễn Hữu Cầm ký khoán cho Công ty TNHH Hòa Bình do Lê Thị Thúy Liễu làm giám đốc khai thác. Liễu lại... “khoán” lại cho hai đơn vị khác là Công ty TNHH Đại Nam và Công ty TNHH Thông Thái. Như vậy là có sáu doanh nghiệp cùng chia chác nhau 2.000m3 gỗ.
Nhận được chỉ tiêu, từ tháng 4-2002 đến tháng 1-2003, sáu doanh nghiệp đã cùng nhau khai thác được 1.531m3.
Ngoài chỉ tiêu gỗ khai thác theo hợp đồng, Dân bàn bạc với Hùng khai thác lậu thêm 20% (200m3) theo công thức ăn chia: Dân hưởng 50%-75%. Vốn biết thế lực của Dân, Hùng không ngần ngại đồng ý. Đáng nói là khi biết được việc khai thác trái phép diễn ra tại Lâm trường Măng Đen do mình quản lý, Nguyễn Hữu Cầm đã... nhắm mắt làm ngơ.
Không chỉ thế, Cầm còn chỉ đạo cho Lương Ngọc Khanh, trưởng trạm cửa rừng Lâm trường Măng Đen, và các cán bộ giám sát thuộc quyền phải rút lui khỏi khu vực khai thác, mặc sức cho Hùng - Dân hành động. Những chuyến “xe vua” khi vận chuyển gỗ khai thác trái phép này qua trạm đều được bình an đi qua. Con voi chui lọt lỗ kim. Đến khi bị bắt, Khanh khai: có trên 1.000m3 gỗ đã được... tạo điều kiện đi qua an toàn. Để làm được điều mà khó ai có thể làm được như trên, Lê Anh Dân khai đã phải chi tiền cho Cầm, Khanh và một số cán bộ cộng sự của ông GĐ Lâm trường Măng Đen. Thực chất đó là tiền cống nạp từ các doanh nghiệp được bán chỉ tiêu khai thác. Tổng cộng số tiền Dân nhận để “làm việc” trên 220 triệu đồng.
Từ chỉ tiêu khai thác đến đại công trình phá rừng
Lê Thị Thúy Liễu - GĐ Công ty TNHH Hòa Bình Sau khi khai thác hết 1.531m3 gỗ theo chỉ tiêu, sáu đại gia làng gỗ được sự giúp sức của “quân sư” Lê Anh Dân đã chuyển hướng khai thác heo một hướng “táo bạo”. Không chỉ khai thác phần chỉ tiêu còn lại ở phần rừng qui định, cả sáu doanh nghiệp được các ông “vua rừng” bật đèn xanh đã ào ạt đem quân xẻ thịt rừng không thương tiếc.
Ngày 26-2-2003, nhận được tin báo có một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép qui mô lớn tại rừng Kon K'Ne, UBND huyện K'Bang (Gia Lai) huy động các lực lượng tổ chức kiểm tra. Thật bất ngờ, hiện trường khai thác như một đại công trình với cả trăm nhân công, nhiều xe cơ giới và những vạt rừng đổ nát ngổn ngang. Mở rộng kiểm tra hiện trường sang vùng rừng Kon Rẫy (Kontum), cảnh tượng rừng bị tàn sát còn khủng khiếp hơn nữa.
Chỉ tại hai bãi này số gỗ bị “chặt giết” khai thác trái phép lên tới 2.404,83m3. Trong đó có quá nửa số cây có đường kính từ 1-1,3m! Sáu đối tượng bị bắt tại chỗ trong số gần cả trăm nhân công tháo chạy tán loạn. Gần như toàn bộ số gỗ đều không đóng búa kiểm lâm.
Nhận thấy đây là vụ phá rừng nghiêm trọng, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ rừng” với sáu đối tượng trên và nhân vật thứ bảy là Nguyễn Thanh Hùng - lái xe của Lâm trường Tân Lập, nơi Lê Anh Dân làm GĐ.
Nguyễn Hữu Bình - trưởng trạm kiểm lâm cửa rừng Kontum Cùng thời điểm này Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kontum cũng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vụ án tương tự như Công an Gia Lai, theo hướng tập trung làm rõ hành vi phạm tội của những cá nhân liên quan có trách nhiệm giữ rừng, mục tiêu là tìm ra kẻ chủ mưu. Tuy nhiên, mãi đến tháng 10-2003 Công an Kontum vẫn chưa ra quyết định khởi tố bị can. Dường như vụ án bị tắc.
Một nguồn tin cho biết: bảy đối tượng bị bắt giam bắt đầu có dấu hiệu phản cung, trông chờ vào khả năng chạy án của những tên cầm đầu. Với một tinh thần kiên quyết, Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã có công văn gửi Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát cụm 2 (miền Trung - Tây nguyên) đề nghị rút vụ án lên bộ. Và Bộ Công an đã giao cho thiếu tướng Phạm Nam Tao, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, làm trưởng ban chuyên án. Ban chuyên án đã cho di lý ba trong số bảy bị can về trại giam của bộ. Và từ đây, những tên lâm tặc có hạng bắt đầu từng bước khai nhận...
Nguyễn Thanh Hùng, tài xế riêng cho GĐ Lê Anh Dân, khai nhận: chính y là người trực tiếp cai quản toàn bộ hoạt động khai thác gỗ trái phép dưới sự chỉ đạo của “thầy” Lê Anh Dân và Ngô Quốc Hùng, chứ bản thân y “không có năng lực tổ chức một cuộc khai thác qui mô như vậy”.
6 giám đốc doanh nghiệp bị khởi tố, bắt tạm giam:
1. Lê Thị Thúy Liễu - GĐ Công ty TNHH Hòa Bình. 2. Hồ Đắc Công Phương - GĐ Xí nghiệp tư nhân Rạng Đông. 3. Trần Văn Tiên - GĐ Công ty TNHH Thanh Bình. 4. Lê Văn Kế - GĐ DNTN Thông Thái (cho tại ngoại). 5 . Ngô Quốc Hùng - GĐ Công ty TNHH Khải Hoàn. 6. Riêng Nguyễn Văn Nam - GĐ Công ty TNHH Đại Nam, hiện đang bỏ trốn, đã có lệnh truy nã. Ngay lập tức việc ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với cặp bài trùng Dân - Hùng được tiến hành, nhưng cũng vào thời điểm này (ngày 4-11-2003) hai đối tượng trên đánh hơi thấy sự nguy hiểm nên đã cao chạy xa bay. Các biện pháp an ninh giám sát đối tượng, nhất là tại các cửa khẩu, được tiến hành. Và, vào ngày 8-11-2003, Ngô Quốc Hùng sa lưới tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất, trước khi thực hiện chuyến “xuất cảnh”.
Tổng cộng đến thời điểm này đã có 25 đối tượng bị khởi tố, trong đó có 19 lâm tặc “hạng nặng” tra tay vào còng, ba đối tượng cho tại ngoại và ba đối tượng khác đang bị truy nã. Trong số truy nã cộm cán là Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng “mập”) - nguyên cán bộ Lâm trường Tân Lập và Nguyễn Văn Nam - GĐ Công ty TNHH Đại Nam.
Ngày 15-12, nhận định về vụ án trong buổi họp báo tại Gia Lai, Thiếu tướng Phạm Nam Tào nhận định: đây là vụ án phá rừng nghiêm trọng với qui mô lớn và tính chất phức tạp bởi sự cấu kết của các thế lực “tiền và quyền”. Ông cho biết: thế lực này đã tồn tại nhiều năm ở Tây nguyên và thao túng toàn bộ hoạt động khai thác rừng. Theo ông, đây là vụ án lớn và tiêu biểu, cho nên dù phức tạp tới đâu ban chuyên án cũng quyết tâm làm rõ và những kẻ tàn sát rừng phải chịu tội trước pháp luật.
Vụ án nghiêm trọng này vẫn đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Những ông “thần rừng” bị khởi tố, bắt tạm giam:
1. Lê Anh Dân - GĐ Lâm trường Tân Lập. 2. Nguyễn Hữu Cầm - GĐ Lâm trường Măng Đen. 3. Lương Ngọc Khanh - trưởng trạm cửa rừng Măng Đen. 4. Phạm Văn Đại - trưởng trạm cửa rừng Dăk P'Ne. 5. Nguyễn Hữu Bình - trưởng trạm kiểm lâm cửa rừng Kontum. 6. Nguyễn Mạnh Hùng - cán bộ Lâm trường Tân Lập. 7. Lê Xuân Lâm - cán bộ Hạt kiểm lâm Kon Rẫy. 8. Võ Thanh Hải - cán bộ Hạt kiểm lâm Kon Rẫy. 9. Nguyễn Văn Chính - cán bộ Lâm trường Măng Đen (tại ngoại). 10. Nguyễn Văn Triệu - cán bộ Lâm trường Măng Đen (tại ngoại). |
Lại hoãn phiên tòa xét xử Đại Hùng
Hôm qua, theo kế hoạch, Tòa án quân sự Quân khu 5 đưa bị can Nguyễn Văn Hùng (Đại Hùng) - nhân vật chủ chốt trong vụ án săn trộm động vật hoang dã quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô - ra xét xử sau hai lần bị hoãn.
Tuy nhiên, phiên tòa lần này vẫn cùng chung "số phận" với những phiên trước vì Đại Hùng lại bị bệnh nặng. Các nhân chứng được triệu tập đều vắng mặt.
Theo thượng tá Phạm Văn Chiến (chủ tọa phiên tòa), giấy chứng nhận của Bệnh viện Quân y 17 cho biết Đại Hùng bị mắc nhiều chứng bệnh như lao phổi, tiểu đường, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não.
Đại Hùng là bị can cuối cùng trong vụ săn trộm thú ở Ea Sô. Trước đó, cùng trong nhóm đi săn với Hùng, Võ Thành Long (giám đốc Sở Công nghiệp TP HCM, bị cách chức sau vụ án) cùng một số người khác đã bị đưa ra xét xử. Riêng Đại Hùng bỏ trốn, sau gần 1 năm mới bị bắt. |
Một công ty nước ngoài nhập lậu hàng triệu mét vải
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Trần Hai Tôn - chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, cho biết Công ty Kanaan Sài Gòn có chi nhánh tại đường Hồng Bàng (quận 5, TP.HCM) lợi dụng việc ký hợp đồng nhập hàng về gia công (theo qui định hàng gia công được miễn thuế nhập khẩu) để tuồn sản phẩm cũng như nguyên phụ liệu bán ra thị trường. Qua kiểm tra bước đầu, lực lượng chức năng đã xác định Công ty Kanaan nhập lậu hàng triệu mét vải. |
Phá một đường dây mua bán ma túy trên taxi Nguyễn Triều Tuyên và bịch ma túy (x) được giấu dưới cần số cùng chiếc taxi và ma túy dạng viên Trong khi một số đường dây mua bán thuốc lắc liên tục bị Công an TPHCM “bóc gỡ” thì tại quận 10, một đường dây phân phối “hàng trắng” di động bằng phương tiện taxi cũng vừa bị các cơ quan chức năng xóa sổ.
Từ chiếc taxi đáng ngờ...
Dưới cái nắng như đổ lửa giữa trưa ngày đầu tháng 4, chiếc taxi 7 chỗ màu trắng của hãng Festival bảng số 56K 3443 nằm ỳ bên hông Trường Nguyễn Văn Tố (phường 6, quận 10). Trên xe, ngoài tài xế còn một thanh niên mặc áo sơ mi trắng ngồi ở băng ghế phía sau vẻ mặt lấm lét, liên tục đảo mắt quan sát động tĩnh xung quanh. Người thanh niên áo trắng phá vỡ bầu không khí im lặng: “Hôm nay hẻo quá, chẳng có thằng “ken” (tiếng lóng chỉ dân nghiện ma túy) nào tới bốc thuốc cả...”. Vừa dứt lời, một thanh niên mặc quần soọt, áo thun, để tóc kiểu tabu tiến đến rồi nhanh chóng chui tọt vào trong xe. “Lấy hai viên đi!”, người thanh niên dáng vẻ dân “ken” nói như ra lệnh. Lập tức, người thanh niên áo trắng chồm lên băng ghế trước, thò tay xuống hộc nhỏ cạnh cần số móc ra bịch thuốc con nhộng có đầu đỏ trắng. Lấy 2 viên đưa cho tên kia rồi nhận tiền. Đút 2 viên thuốc vào túi áo ngực, tên “ken” vội mở cửa xuống xe, lủi nhanh về phía đường Vĩnh Viễn, nơi có 1 thanh niên đang ngồi trên chiếc xe Suzuki Sport nổ máy và vọt thẳng. Dù cuộc mua bán trên chỉ diễn ra trong tích tắc, nhưng toàn bộ hành động mờ ám trên đã được quần chúng tại đây ghi nhận.
Sau khi nhận được tin báo, Ban Chỉ huy Công an phường 6, quận 10 đã cử lực lượng (mặc thường phục) chốt chặn, phong tỏa các ngả đường xung quanh Trường Nguyễn Văn Tố. Đồng thời một mũi trinh sát tiếp cận mục tiêu. Đến 15 giờ 30 cùng ngày, sau khi xác định các đối tượng có hành vi mua bán ma túy, 2 cảnh sát mặc sắc phục được lệnh tiến tới chiếc taxi để kiểm tra hành chính. Vừa thấy bóng công an, tên thanh niên mặc áo trắng xô cửa xe bỏ chạy thục mạng, còn người tài xế thì ngồi “chết cứng” trên xe. Song, vừa chạy được hơn 20 m, tên mặc áo trắng đã bị lực lượng công an, dân phòng ém quân gần đó quật ngã.
Kiểm tra nhanh chiếc taxi, lực lượng công an phát hiện trên trần có 1 bao thuốc lá Cravel A, bên trong chứa 3 cục heroin. Hai đối tượng trên cùng chiếc taxi được đưa về trụ sở Công an phường 6, quận 10.
...Đến cuộc đào thoát bất thành
Tại cơ quan công an, người thanh niên áo trắng lộ nguyên hình là một con nghiện vừa là chủ một “đại lý” phân phối hàng trắng. Hắn tên Phan Văn Vũ, sinh năm 1980, từ Tiền Giang lên TP sống lang thang. Còn người tài xế tên Nguyễn Triều Tuyên (SN 1973) hộ khẩu ở phường Cầu Kho, quận 1, tạm trú tại phường 2, quận 5 – TPHCM. Tuyên cũng là một con nghiện thứ thiệt. Vũ khai, Tuyên vừa là bạn hàng vừa là tài xế chở hắn đi giao hàng mỗi khi có điện thoại của khách gọi đến... 4 số máy di động. Sở dĩ, Vũ chọn taxi làm phương tiện kinh doanh, vì theo y đây là chiêu kinh doanh mới, ít bị chú ý và dễ qua mắt công an. Trước khi bị bắt, cả hai đã nhiều lần đi giao hàng khắp nơi khi khách đặt hàng...
Xác định đây có thể là đường dây mua bán ma túy “di động” lớn, Công an quận 10 đã tung lực lượng vào cuộc. Một phương án “đón lõng” các “khách hàng” của Vũ được triển khai. Đến 17 giờ, 6 khách hàng là dân “ken” nhanh chóng được lực lượng công an “điệu” về trụ sở Công an phường 6, quận 10. Tại đây, sau một hồi quanh co, các đối tượng đã khai nhận là bạn hàng thường xuyên của Vũ. Nghi ngờ tên Vũ còn giấu ma túy đâu đó trên taxi, Công an quận 10 đã tiến hành kiểm tra lại chiếc xe và phát hiện trong gạt tàn thuốc lá phía dưới cần số xe, có một bịch ni lông, bên trong có cục bột màu trắng và 22 viên thuốc dạng con nhộng (chứa heroin).
Trong số khách hàng bị tạm giữ có Phan Ngọc Thanh (SN 1978), ngụ ở phường 6, quận Tân Bình. Lợi dụng việc xin đi tiểu tiện, Thanh đã phá nóc nhà vệ sinh. Trước sự truy đuổi của lực lượng công an, hắn đã leo vào nhà một hộ dân, đồng thời đập 2 vỏ chai bia làm vũ khí. Sau một hồi cố thủ, cuối cùng tên Thanh đã đầu hàng, theo lực lượng công an về trụ sở. Theo thông tin ban đầu, tên Thanh từng có tiền án, tiền sự. Hắn cũng đang nằm trong “tầm ngắm” của Công an quận Tân Bình vì có liên quan đến một vụ trộm xe gắn máy trên địa bàn quận. Ngày 6-4, một sĩ quan Công an quận 10 cho biết vụ án đang được mở rộng điều tra để làm rõ đường dây mua bán ma túy “di động” trên. Riêng hai tên Vũ và Tuyên đã bị khởi tố và bắt giam, về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” có tổ chức. |
Chồng muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
"Vợ chồng tôi có một con trai 5 tháng tuổi. Cô ấy lại đang mang thai tháng thứ 2. Gần đây, vợ tôi đùng đùng ôm con bỏ về nhà ngoại. Tôi muốn chấm dứt cuộc hôn nhân, nhưng không muốn cô ấy nuôi con vì gia đình bên ngoại không được nề nếp, kinh tế khó khăn. Tôi phải làm sao bây giờ?". Bạn đọc Toan
Trả lời:
Do vợ anh đang mang thai nên anh không thể dùng pháp luật để giải quyết vướng mắc. Cụ thể là anh không thể làm đơn đề nghị tòa án giải quyết việc ly hôn giữa hai người, cho đến khi cháu bé thứ hai của anh tròn 12 tháng tuổi.
Như đã phân tích ở trên thì việc anh giành quyền nuôi đứa con đầu lòng 5 tháng tuổi cũng chưa thể giải quyết được, trừ phi vợ anh có đơn xin ly hôn.
Để giải quyết bất hòa hiện nay, anh cần nhẫn nhịn, khuyên giải vợ trở về và tìm cách cảm hóa, giáo dục cô ấy. Trong trường hợp không thể nối lại quan hệ vợ chồng, anh cần đợi cho đến khi cháu bé trong bụng mẹ được sinh ra và tròn 12 tháng tuổi thì lúc đó mới có thể làm đơn xin ly hôn được. |
Khi thông tin về đoạn phim sex của ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh Yến Vy bị tung lên mạng, dư luận rất quan tâm về việc xử lý của các cơ quan chức năng sẽ như thế nào. Rất nhiều ý kiến yêu cầu các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, điều tra và xử lý nghiêm những kẻ đã truyền bá loại văn hóa phẩm độc hại này trên mạng.
Trong dư luận, một số đứng về phía diễn viên điện ảnh Yến Vy cho rằng, đây là sinh hoạt phòng the giữa cô với người yêu cũ và bị người yêu phản bội, tung lên mạng làm hại thanh danh của cô. Nhưng nhiều người khẳng định: Chính cô Yến Vy quá non trẻ này đã có lối sống buông thả, nên mới chấp nhận những cảnh "diễn" dung tục như thế… Một diễn viên đang lên, được nhiều người mến mộ qua các vai diễn như Yến Vy lại làm một việc xúc phạm đến khán giả của mình như vậy thì cần phải có hình thức xử lý nghiêm khắc. Bởi nếu cô đứng đắn thì làm gì có những đoạn phim sex kia trên mạng…?
Ai là nạn nhân?
Rất nhiều luồng dư luận cho rằng Yến Vy là nạn nhân, nhưng cũng có nhiều người không đồng tình với nhận định đó. Trên thế giới đã từng có nhiều diễn viên, ca sĩ, người mẫu lăng xê tên tuổi của mình qua hình thức sex. Ở nước ta cũng đã có một số trường hợp ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh bị tung hình sex lên mạng, và những người này sau một thời gian ồn ào lại đắt sô… Việc sinh hoạt chăn gối với người tình rồi quay phim để xem hoặc lưu giữ làm kỷ niệm, mặc dù luật pháp không cấm, nhưng đối với người Việt Nam thì hành động này cũng không thể chấp nhận. Nó đi quá xa với thuần phong mỹ tục và lối sống của người Á Đông.
Thời gian qua, rất nhiều thanh, thiếu niên truy lùng địa chỉ web… để vào mạng xem phim sex có diễn viên Yến Vy "đóng". Thị trường băng đĩa lậu cũng lợi dụng cơ hội này, tung ra đĩa sex trên và bán với giá 300.000đ/đĩa. Thấy thị trường "hút hàng", một số bọn lừa đảo đã làm giả đĩa Yến Vy với những cái tít rất giật gân, câu khách. Thực chất nội dung bên trong đĩa là các phim sex nhảm nhí được lồng vào để đánh lừa khách hàng… Rõ ràng tác hại của vụ bê bối này là rất lớn.
Cơ quan chức năng nói gì?
Theo ý kiến của đồng chí Nguyễn Đắc Trường, cán bộ Phòng An ninh văn hóa, Công an TPHCM về trường hợp của Yến Vy: Dù thế nào đi nữa thì đây cũng là một vụ truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Thủ phạm là ai thì chưa thể kết luận được. Trong tuần này, Sở Văn hóa - Thông tin sẽ mời Yến Vy lên để tìm hiểu rõ về một số vấn đề xung quanh đoạn phim trên.
Về phía cơ quan Công an, Ban Giám đốc Công an TPHCM cũng đã chỉ đạo Phòng An ninh văn hóa tiến hành điều tra làm rõ nội vụ. Cho đến thời điểm này thì cả Yến Vy và người bạn tình của cô đều cho rằng mình là nạn nhân. Chắc chắn chúng tôi sẽ mời cả 2 lên làm việc... |
Hôm qua 12.8, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử luật sư (LS) Nguyễn Trọng Quý và 5 bị cáo khác tội lừa đảo chiếm đoạt 35 tỉ đồng của Ngân hàng Công thương (NHCT) Chi nhánh 5 TP.HCM. Qua sự "phù phép" của LS Quý (Đoàn LS Bắc Ninh), các bị cáo Đỗ Xuân Thái (vốn là người bán thịt chó) và Nguyễn Trọng Quyền (thợ sửa xe máy)... đã chiếm đoạt trót lọt 8,5 tỉ đồng của ngân hàng.
Ngày 15.8, tòa tiếp tục thẩm vấn các bị cáo. |
Chiều 15.3, trung tá Nguyễn Văn Lâm - Phó công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết: Sau khi Báo Thanh Niên (ngày 10.2) đưa tin cô giáo Hắc Thị Bạch Tuyết bị chủ tiệm vàng Mỹ Kim (ở thị trấn Chợ Lầu) vu khống tráo vàng giả, rồi giải lên trụ sở Công an thị trấn bắt cởi hết quần áo để khám xét, câu lưu đến 2 giờ sáng hôm sau mà không báo cáo cấp trên, Công an huyện đã tiến hành kiểm điểm lãnh đạo Công an thị trấn, có hình thức xử lý kỷ luật thượng úy Phan Thành Trí, bố trí công tác khác.
Đồng thời, Công an huyện cũng buộc Nguyễn Thị Để, chủ tiệm vàng Mỹ Kim phải xin lỗi công khai cô Hắc Thị Bạch Tuyết trên hệ thống loa phát thanh của 3 xã, thị trấn (nơi công tác, nơi ở của cô Tuyết và nơi có tiệm vàng); ngoài ra sẽ xem xét về mặt hình sự đối với bà Để. |
TPHCM đề nghị tăng thẩm quyền 10 tòa án quận
Sau khi tăng thẩm quyền xét xử cho 8 tòa án cấp quận, huyện, TAND TP HCM đang đề nghị Ủy Ban Thường vụ Quốc hội xét tăng thẩm quyền tiếp cho 10 tòa án quận, huyện khác.
Chánh án TAND TP HCM Bùi Hoàng Danh cho biết như trên trong buổi tiếp xúc với báo chí ngày 1/7. Để khắc phục tình trạng án tồn, đặc biệt là trong lĩnh vực án dân sự, lãnh đạo tòa đã đưa ra phương pháp "thông khâu" trong xét xử. Đó là thẩm phán hình sự được phân công giải quyết án dân sự thay vì chỉ chuyên về một lĩnh vực như trước đây.
Đối với vụ việc bồi thường oan sai cho bà Phạm Thị Út vừa được Tòa phúc thẩm tuyên trắng án sau thời gian bị giam giữ gần 12 năm, ông Danh cho biết, hiện tại, tòa chưa nhận được bản án của tòa phúc thẩm, khi nào nhận được sẽ xem xét lại.Ông khẳng định, nếu TAND TP HCM sai thì sẵn sàng kiểm điểm rút kinh nghiệm, nếu thấy không đồng tình với án phúc thẩm sẽ kiến nghị giám đốc thẩm xem xét.
Liên quan đến việc có đơn tố cáo thẩm phán của TAND cấp quận đã cùng với luật sư Lê Bảo Quốc chạy án trong một vụ án dân sự, ông Bùi Hoàng Danh cho biết: "Cho đến giờ chúng tôi chưa nhận được đơn thư tố cáo nào về vụ việc trên. Cơ quan điều tra làm rõ đến đâu thì sẽ xử lý đến đó". |
Đề nghị truy tố 27 bị can trong vụ án Công ty Đông Nam
Hôm qua, Cơ quan cảnh sát điều tra đã kết thúc điều tra vụ án buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Thương mại dịch vụ viễn thông Đông Nam. Giám đốc Nguyễn Gia Thiều và 26 đồng phạm bị đề nghị truy tố về các hành vi trên.
Trong đó, có 16 bị can nguyên là cán bộ nhân viên ngành hải quan và hàng không.
Theo kết quả điều tra, Nguyễn Gia Thiều đã móc nối với chị dâu là Bùi Thiên Kim (giám đốc Công ty Đông Nam ở Hong Kong, đang bị truy nã), ký hợp đồng hạ thấp giá mua điện thoại di động so với thực tế phải thanh toán từ 75 USD đến 375 USD/chiếc nhằm trốn thuế nhập khẩu, đồng thời ký các hợp đồng mua bán trong nước thấp hơn giá trị thực tế kinh doanh. Thiều chỉ đạo các đồng phạm khác lập hai hệ thống sổ sách kế toán, khai báo thuế không đúng với thực tế kết quả kinh doanh và lợi nhuận của công ty để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả giám định của Tổng cục thuế, từ năm 1999 đến 2002, Thiều và đồng phạm đã trốn thuế hơn 108 tỷ đồng.
Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Gia Thiều đã chỉ đạo Phạm Anh Vũ (giám đốc công ty "con" Thiên Anh), Huỳnh Tiến Dũng, Đỗ Liên Anh (công ty Đông Nam) và Nguyễn Quốc Tuấn nhập lậu điện thoại di động từ Hong Kong về Việt Nam theo đường phi mậu dịch và xách tay qua cửa khẩu sân bay với thỏa thuận ăn chia lợi nhuận từ 22 đến 35 USD/chiếc. Để thực hiện trót lọt hành vi phạm tội này, các bị can đã móc nối với một số cán bộ nhân viên hải quan thuộc Cục Hải quan Hà Nội, TP HCM và các phi công, tiếp viên thuộc Hãng hàng không Việt Nam cùng thực hiện. Trong đó có 16 người đã bị khởi tố và đề nghị truy tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, từ năm 1999-2002, Công ty Đông Nam đã nhập lậu gần 48.000 điện thoại di động với chi phí nhập trên 500.000 USD và 11,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, do Nguyễn Quốc Tuấn (một trong bốn đường dây nhập lậu điện thoại di động cho Thiều) đã trốn, thời gian phạm tội liên tục, kéo dài lại không có sổ sách ghi chép... nên chỉ có đủ cơ sở chứng minh Thiều và đồng phạm đã buôn lậu 16.682 điện thoại di động.
Do kê khai giá điện thoại di động nhập khẩu thấp hơn giá mua thực tế và phải thanh toán tiền hàng nhập lậu nên Công ty Đông Nam phải chuyển tiền lậu cho Công ty Đông Nam ở Hong Kong mà không thể chuyển chính thức cho ngân hàng. Vì vậy, Nguyễn Gia Thiều chỉ đạo các nhân viên kế toán gồm: Trà Văn Chí, Triệu Bảo Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, mang tiền đến Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương, chi nhánh TP HCM (Techcombank) giao cho Hoàng Ngọc Diệp, Nguyễn Trường Sơn (phó trưởng phòng và giám đốc chi nhánh Techcombank) và một số đối tượng khác để chuyển trái phép cho Công ty Đông Nam Hong Kong với mức "tiêu cực phí" 0,7%/tổng số tiền được chuyển. Tổng cộng Thiều đã chuyển trái phép số tiền 21,1 triệu USD ra nước ngoài.
Cơ quan điều tra cũng đã có văn bản đề nghị tiếp tục thanh tra, kiểm tra phát hiện hành vi trốn thuế tại 43 doanh nghiệp, cá nhân khác trên địa bàn TP HCM và các tỉnh để xử lý triệt để.
Công ty con của Đông Nam giấu doanh thu hơn 190 tỷ đồng(10/03/2004)
Chưa kết luận vụ Đông Nam vì phải tính lại tiền trốn thuế(28/01/2004)
Truy nã nguyên giám đốc NH Kỹ thương chi nhánh TP HCM(12/01/2004)
Thêm 7 hải quan cửa khẩu Nội Bài liên quan vụ Đông Nam(10/01/2004)
Hà Kiều Anh nói gì khi được miễn trách nhiệm hình sự?(29/12/2003) |
Bắt trùm xã hội đen Bình 'Kiểm'
Ngày 7/12, công an TP HCM phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, bắt khẩn cấp tên Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm") về hành vi bắt cóc tống tiền. Nạn nhân của Bình là con trai của một doanh nhân nổi tiếng với số tiền đòi chuộc là 10 triệu USD.
Bình bị bắt khi đang cùng các đàn em khống chế con tin tại nhà nghỉ Hồng Phúc (thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa -Vũng Tàu). Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ được 3 khẩu súng (gồm 1 rulô, 1 K54 và 1 khẩu Sootgan cùng 5 băng đạn K54 và 50 viên đạn rời, xe máy, băng keo...
Kết quả ban đầu cho thấy, do biết nạn nhân thuộc tầng lớp giàu có, Bình đã cùng đàn em dàn kế hoạch "kiếm tiền". Sau nhiều ngày phục kích, đêm 5/12, chúng đã ra tay và bắt cóc nạn nhân trên địa bàn quận Bình Tân. Sau đó, chúng đưa con tin về huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu giam giữ và điện thoại cho gia đình nạn nhân để đòi tiền chuộc. Số tiền bọn bắt cóc đòi là 10 triệu USD. Dù đã năn nỉ giảm bớt nhưng chúng nhất quyết không chịu cuối cùng chỉ đồng ý cho chuộc làm 2 lần. Vụ việc sau đó được gia đình nạn nhân trình báo với cơ quan công an.
Bình "Kiểm" là một tay giang hồ cộm cán tại TP HCM, có "máu mặt" vì đã từng chuẩn bị vũ khí để đối đầu với Năm Cam khi Năm Cam còn là người đứng đầu giới giang hồ thành phố. Sau đó, vì hành vi đâm thuê chém mướn, Bình "Kiểm" bị cơ quan công an bắt giữ năm 2001. Nhưng, do tự giác khai báo và nhờ gia đình mang súng nộp tại cơ quan công an nên đầu năm 2002, Bình "Kiểm" được trả về địa phương. |
Bàn giao Peter Mueller cho cảnh sát Áo
Chiều 3/1, tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ Công an đã làm thủ tục bàn giao Peter Mueller, người có lệnh truy nã của tòa án Innbruck (Áo) và Interpol về hành vi lạm dụng tình dục trẻ em, cho cảnh sát Áo.
Chứng kiến việc này có đại diện Sở Ngoại vụ TP HCM và Đại sứ quán Cộng hòa Áo.
Cảnh sát Áo cảm ơn sự hỗ trợ của Công an Việt Nam trong việc bắt giữ Peter Mueller. Họ cho biết, theo Bộ luật Hình sự của nước này, hành vi lạm dụng tình dục trẻ em của Mueller có thể bị phạt đến 15 năm tù.
Trong khi cơ quan chức năng hai nước làm thủ tục bàn giao, Peter Mueller viết thư cảm ơn gửi đến cơ quan chức năng của Việt Nam, cảm ơn đã cung cấp thuốc đặc trị cho bệnh của Mueller (theo ông ta loại thuốc này rất đắt tiền). |
Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Việt Hoa lãnh án
Hôm qua, vụ tham ô trên 2,6 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Hoa đã được TAND TP HCM đưa ra xét xử sơ thẩm. HĐXX tuyên phạt Trần Mỹ Hằng (nguyên phó giám đốc chi nhánh Tân Thành của ngân hàng) 14 năm tù về tội tham ô tài sản.
Nguyên thủ quỹ Lý Cúc cũng nhận mức án 5 năm tù giam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, từ năm 1995 đến 1999, với cương vị phó giám đốc chi nhánh Tân Thành của Ngân hàng Việt Hoa phụ trách về hoạt động tiền gửi tiết kiệm, Trần Mỹ Hằng đã dùng thủ đoạn lập phiếu chi khống giao cho thủ quỹ Lý Cúc chi tiền để chiếm đoạt trên 2,6 tỷ đồng của hai khách hàng người nước ngoài.
Vì muốn che giấu hành vi của mình, Hằng đã lập sổ tiết kiệm khống để giao cho khách hàng. Khi khách hàng quay lại ngân hàng rút tiền thì Hằng bỏ tiền túi ra trả. Đến tháng 5/1999, do không còn khả năng chi trả nên Hằng đã bỏ trốn và sử dụng tên giả thành lập công ty khác hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trong một thời gian dài.
Năm 2001, khi 2 khách hàng trên trở lại rút tiền thêm, Ngân hàng Việt Hoa mới phát hiện những giấy tờ khống trên và vụ việc được chuyển cơ quan điều tra. Đến 13/11/2003, công an TP HCM mới bắt được Hằng để xử lý hình sự. |
Đem con gái "làm mồi" dụ... người bệnh tâm thần đến "ở rể suông", làm việc không công. Chàng rể hờ tức mình chém cha vợ trọng thương vì thất hứa...
Lừa tình... người tâm thần!
Ông P. ngụ huyện Cai Lậy (Tiền Giang) là chủ một lò mổ heo khá lớn. Gần nhà ông có chàng thanh niên tên T. vốn bị bệnh tâm thần. Thấy anh T. bị bệnh mà lại hiền lành, dễ thương nên ông động lòng, hay rủ về nhà mình chơi.
Những lúc tỉnh táo, T. tỏ ra rất siêng năng, tháo vát. Thấy vậy, ông P. hứa nếu T. đến ở làm việc chăm chỉ sau này ông sẽ gả con gái cho. Vì ông P. có đến 4 người con gái chưa chồng nên T. rất tin tưởng. Kể từ đó, anh thường xuyên ăn ngủ ở nhà ông P.
Ngày cũng như đêm, T. làm việc rất hăng say, không biết mỏi mệt để lấy lòng "nhạc gia" tương lai. Ba, bốn giờ sáng anh đã dậy nấu nước sôi, cạo lông heo... rồi chở thịt heo đi bán. Trưa về thì đi ruộng, làm cỏ vườn, cỏ lúa hoặc làm chuyện nhà.
Sợ con mình lên cơn làm chuyện bậy bạ hoặc chửi bới gây mích lòng, cha của T. đề nghị để cho anh về nhưng ông P. vẫn bỏ ngoài tai, nói: "không sao đâu! Nó nói chuyện đàng hoàng lắm. Gia đình tôi coi nó như là con ruột!". Thấy ông P. nhiệt tình, tốt bụng như vậy, cha của T. cũng yên tâm, thầm cảm kích vì từ nay đứa con bị tâm thần của mình có thêm một người cha nữa.
Hậu quả của việc thất hứa
Để khuyến khích, ông P. còn cho con gái mình đi theo "chơi" mỗi khi T. ra chợ. Có "người đẹp" kề cận, T. càng thêm vững lòng để mơ tưởng tới một kết cục tốt đẹp là cũng có vợ như bao người khác. Nhưng rồi ngày tháng thoi đưa, T. đã làm "công quả" hơn 3 năm mà vẫn không thấy ông P. gả con gái cho mình. T. "nhắc nhở", ông P. và "cô vợ tương lai" cứ hẹn lần hẹn lữa. Hết ông P. lỗi hẹn rồi tới con ông P. Chuyện kéo dài tháng này qua tháng khác. Cho rằng cha con ông P. hứa lèo, lừa gạt mình nên T. nổi máu điên, vác dao chém ông P. tét đầu.
Đòi bồi thường!
Theo kết quả giám định, tỷ lệ thương tật của ông P. là 16% nhưng do T. là người tâm thần nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, cha của T. đến bệnh viện thăm nom. Ông P. vui vẻ tiếp chuyện và nói: "Tôi khỏe rồi. Anh về lo trị bệnh cho cháu đi. Nó và anh đâu có dính tới vụ này". Vì tình làng nghĩa xóm và thấy cũng có phần trách nhiệm nên cha của T. vay mượn được 4 triệu đồng để phụ tiền thuốc men cho ông P.
Tưởng chuyện đã xong, nào ngờ vài tháng sau, ông P. lại kiện ra tòa yêu cầu cha của T. phải bồi thường hơn 34 triệu đồng tiền thuốc men, chi phí chăm sóc, thu nhập bị mất... Ông P. cho rằng cha của T. phải có trách nhiệm với hành vi của con mình. Ngược lại, cha của T. không đồng ý vì cho rằng lỗi này xuất phát từ lời hứa gả con của ông P. Hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường nên đã dắt nhau ra tòa. Cuối cùng tháng 12/2005, TAND tỉnh đã xử buộc cha của T. phải trả cho ông P. hơn 26 triệu đồng.
Theo cha của T., việc xét xử của tòa chưa được khách quan. Sự việc xảy ra là do ông P. tự chuốc lấy khi biết rõ T. bị tâm thần mà vẫn cố tình để anh ở lại nhà mặc dù ông đã cảnh báo nhiều lần. Mặt khác, căn cứ xác định thiệt hại để bồi thường không rõ ràng, có nhiều điểm bất hợp lý. Ông không được xem các hóa đơn tiền thuốc, đồng thời tòa cũng chưa tính đến tiền công lao động mà người con trai tội nghiệp của ông phải nai lưng ròng rã làm cho ông P. trong suốt 4 năm qua.
Ông T. đã đến nhờ các cơ quan tư vấn pháp luật tại TP.HCM để làm đơn xin xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án. |
Như thế nào là di chúc hợp pháp?
"Ba tôi qua đời đã lâu, mẹ tôi thì mới mất để lại một căn nhà do bà đứng tên. Trước khi qua đời, bà có lập di chúc viết tay nhưng chưa công chứng. Di chúc như vậy có hợp lệ không? Nếu anh chị em không thực hiện theo di chúc thì có thể khởi kiện được không?" (bạn đọc Anh Dũng)
Trả lời:
1. Điều 655 Bộ luật Dân sự quy định di chúc được coi là hợp pháp nếu:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suất trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Hình thức của di chúc có thể là văn bản hoặc di chúc miệng. Điều 658 quy định di chúc bằng văn bản phải do người lập di chúc tự tay viết và ký. Nếu bản di chúc không có người làm chứng thì phải tuân thủ Điều 656, theo đó nội dung di chúc ghi rõ ngày, tháng, năm lập; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc, người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số thứ tự có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Như vậy, di chúc của mẹ bạn được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên.
2. Phân chia di sản thừa kế
Nêu di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo ý chí của người để lại di sản (trừ trường hợp chia kỷ phần bắt buộc cho con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không có khả năng lao động). Bạn có thể khởi kiện yêu cầu thực hiện di chúc. |
Lập dây hụi để 'hốt' bạc
Lợi dụng sự tin tưởng của bà con tiểu thương, một nhân viên quản lý chợ đã vay mượn tiền của gần 20 người. Không còn khả năng chi trả, nhân viên này tiếp tục nghĩ ra "chiêu" lập 10 đường dây hụi để "hốt" bạc.
Mạc Thị Tý nguyên là nhân viên Ban quản lý chợ Cầu Xáng, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP HCM. Năm 1995, Tý đã mượn tiền của rất nhiều tiểu thương, tổng cộng tới 18 người với số tiền gần 172 triệu đồng. Đến năm 1997, Tý không còn khả năng thanh toán nên đã nghĩ ra cách kiếm tiền bằng "chiêu" lập ra 10 dây hụi để lấy tiền của hụi viên trả nợ và tiêu xài. Tháng 7/1997, Tý lại nợ trên 50 triệu tiền hụi nên tìm cách bỏ trốn. Đến năm 2003, Tý bị bắt theo lệnh truy nã của cơ quan công an.
Hôm qua, TAND TP HCM đã tuyên phạt Mạc Thị Tý (sinh 1949, ngụ Bình Chánh) 5 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. |
Ông chủ Kinh Bắc Group bị khởi tố
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt giam Ngô Nhật Phương, người sáng lập ra Công ty cổ phần Kinh Bắc (Kinh Bắc Group) để điều tra về các hành vi lừa đảo và trốn thuế.
Ngô Nhật Phương sinh năm 1961, có 4 tiền án về các tội buôn lậu, lừa đảo, buôn bán hàng cấm; từng bị xử phạt 20 năm tù nhưng thực chất chỉ ngồi tù có 3 năm thì được ra trại. Vào TP HCM cuối năm 2000, Phương sáng lập ra Kinh Bắc Group, đặt trụ sở tại số 184/1 Lý Chính Thắng, quận 3. Vợ Phương là một ca sĩ khá nổi tiếng.
Lợi dụng chính sách ân hạn (chậm nộp) thuế nhập khẩu, Phương đã thuê người lập ra hàng loạt các công ty TNHH khác ở TP HCM để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam. Sau khi nhận hàng và bán xong thì doanh nghiệp trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, để "xù" thuế nhập khẩu và lừa đảo chiếm đoạt thêm tiền thuế giá trị gia tăng.
Nguyễn Văn Lâm, nhân viên của Phương tại Kinh Bắc Group, khai: trong thời gian làm việc tại đây, Lâm được chỉ đạo dẫn một cô gái quê là Lê Thị Bé Ly đi thuê dịch vụ thành lập Công ty TNHH Ngự Bình. Phương hứa trả cho Ly 100 triệu đồng/năm và 1,5 triệu đồng/tháng. Chỉ 15 ngày sau đó, Công ty Ngự Bình đã ra đời, đặt trụ sở tại phường 5, quận Gò Vấp.
Từ tháng 7 đến tháng 9/2002, thông qua Lâm, Phương đã chỉ đạo Ly ký 5 hợp đồng ngoại thương mua tổng cộng hơn 750.000 tấn giấy (trị giá gần 265.000 USD) từ Singapore. Kết thúc thương vụ này, Phương nợ thuế nhập khẩu hơn 3,8 tỷ đồng nhưng đã chỉ đạo Lâm buộc Ly bỏ trốn sang Campuchia để phi tang dấu vết.
Tuy nhiên, Ly không chấp hành "lệnh" này mà trốn đến một nơi khác ở. Khi cơ quan điều tra tìm ra địa chỉ, Ly đã khai báo toàn bộ sự việc và cho biết thêm là chỉ được Phương trả lương mỗi tháng 300.000-500.000 đồng chứ không có những khoản tiền như lời hứa ban đầu.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Bộ Công an đã làm rõ, cùng với Công ty Ngự Bình, 2 công ty Thắng Lợi (huyện Hóc Môn) và Đại Phong (Tân Bình), đều được thành lập bằng thủ đoạn tương tự. Các doanh nghiệp đã giúp cho Phương trốn thuế nhập khẩu trót lọt hơn 10 tỷ đồng.
Cục đang tiếp tục điều tra làm rõ những dấu hiệu liên quan của 10 công ty TNHH khác.
Ngày 22/7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ cho biết, VKSND Tối cao đã phê chuẩn lệnh khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Lâm về tội trốn thuế. Bước đầu cơ quan điều tra xác định số tiền Lâm trốn thuế là trên 3 tỷ đồng. |
26 cán bộ Hải quan cửa khẩu Mộc Bài “mở cửa” cho hàng lậu
Đầu năm 2002, bà Prak Nhan, người mua bán trái cây ở Campuchia và Trần Ngọc Bích đã bàn với Nguyễn Thị Hạnh (giám đốc doanh nghiệp tư nhân Hạnh Phúc ở Bến Cầu, Tây Ninh) tìm cách nhập khẩu trái cây Thái Lan trốn thuế vào tiêu thụ trong thị trường nội địa. Theo thỏa thuận, Hạnh nhận lãnh bao thuế nhập khẩu trái cây các loại với giá 3.300-4.500 đồng/kg, đồng thời lo thủ tục hải quan nộp thuế nhập khẩu và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu Mộc Bài về TP.HCM.
Để thực hiện trót lọt các phi vụ vận chuyển hàng lậu nói trên, Hạnh cùng các đồng phạm đã móc nối với cán bộ nhân viên hải quan cửa khẩu lập tờ khai số lượng và chủng loại mặt hàng có mức thuế suất thấp; đổi lại Hạnh bồi dưỡng cho mỗi nhân viên hải quan từ 500.000-1 triệu đồng/mỗi lượt tùy theo hàng nhiều hay ít.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài dưới sự chỉ đạo điều hành của Võ Văn Hường, nguyên chi cục trưởng, và hai nguyên chi cục phó Nguyễn Tấn Hòa và Lê Minh Tâm đã không kiểm tra việc chấp hành các qui định pháp luật của nhân viên thuộc quyền, để họ lợi dụng “mở cửa” cho hàng lậu vào tiêu thụ trong nước. Bản thân nguyên ba lãnh đạo cửa khẩu này đã trực tiếp ký cho thông quan hàng loạt lô hàng nhập lậu, “giúp” các đối tượng buôn lậu trốn thuế trên 2 tỉ đồng. Còn lại 23 cán bộ nhân viên hải quan cấp dưới đã “giúp” các đối tượng buôn lậu trốn hơn 6,1 tỉ đồng tiền thuế của Nhà nước.
Nghiêm trọng hơn, do nhận tiền bồi dưỡng mà các nhân viên kiểm hóa Nguyễn Anh Hào, Phan Văn Hiên, Phạm Văn Điểm đã không kiểm tra chặt chẽ lô hàng nhập khẩu trái cây ngày 23-3-2003 do doanh nghiệp tư nhân Hạnh Phúc làm thủ tục nhập khẩu, từ đó 300 viên ma túy tổng hợp được các đối tượng giấu trong thùng me của lô hàng đã lọt qua biên giới, về đến nhà Hạnh ở Bến Cầu mới bị lực lượng công an bắt giữ. Hôm nay 21-12, phiên tòa bước vào phần thẩm vấn. |
Hà Nội cấp “sổ đỏ" cho các cơ quan, doanh nghiệp Từ hôm nay, 10-10, Sở TN- MT & NĐ Hà Nội sẽ thực hiện về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Hà Nội.
Theo Quyết định số 148/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội, các đối tượng được cấp “sổ đỏ” gồm: Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; tổ chức hành chính sự nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân.
Cơ sở tôn giáo gồm: chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng, trụ sở, các cơ sở khác của tôn giáo.
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao-lãnh sự và cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận;
Cơ quan đại diện của tổ chức thuộc LHQ và cơ quan, tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất; Tổ chức-cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Điều kiện để được cấp GCN là những người sử dụng đất có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, đang sử dụng đất có hiệu quả, không tranh chấp.
Cụ thể, những trường hợp được cấp GCN là các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 1/7/2004 hoặc được giao đất, cho thuê đất trước ngày 1/7/2004 mà chưa được cấp GCN.
Tổ chức đang sử dụng đất theo quy định tại điều 51 của Luật Đất đai 2003 mà chưa được cấp GCN. Tổ chức được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng, cho quyền sử dụng đất; tổ chức nhận quyền sử dụng đất; tổ chức nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Tổ chức được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai của cơ quan có thẩm quyền đã được thi hành.
Tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật. Tổ chức sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Quyết định số 148/QĐ-UB cũng đề cập cụ thể những trường hợp không được cấp GCN như: Tổ chức được giao đất để quản lý các công trình công cộng (đường giao thông, cầu, bến phà, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước…). Đất sử dụng vào mục đích công cộng chung trong khu dân cư giao cho UBND phường, xã, thị trấn quản lý v.v.
Ngoài ra, còn quy định trách nhiệm của các cá nhân thừa hành nhiệm vụ cấp GCN. Trong vòng 50 ngày, việc cấp sổ đỏ phải hoàn tất (tính từ ngày nhận hồ sơ) nếu vì có động cơ tư lợi, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm sai lệch hồ sơ…tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Được biết, hiện có khoảng 80% cơ quan, tổ chức trên địa bàn Hà Nội chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất. Vì vậy việc ban hành và thực hiện quyết định này sẽ từng bước “phổ cập” GCN cho các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Thủ đô. |
5 năm tù vì trộm cước viễn thông quốc tế (NLĐ)- Ngày 21-2, TAND TPHCM đã tuyên phạt Dương Bảo Minh Nhật 5 năm tù và trục xuất Đinh Thanh Vinh (SN 1965, Việt kiều Mỹ) ra khỏi Việt Nam về tội “Trộm cắp tài sản”.Sau nhiều lần về Việt Nam, Đinh Thanh Vinh đã thành lập Công ty TNHH Viễn thông quốc tế Tây Việt. Mặc dù công ty này không có chức năng kinh doanh viễn thông quốc tế nhưng Vinh đã cấu kết với Nhật sử dụng hệ thống kênh dịch vụ Internet từ tổng đài của Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) kết nối với các thiết bị sử dụng công nghệ VODP truyền lưu lượng điện thoại quốc tế từ Mỹ về Việt Nam để trộm cước viễn thông quốc tế. Từ tháng 5 đến tháng 6-2004, hai bị cáo này đã làm thiệt hại của Nhà nước trên 1,3 tỉ đồng. |
Một trưởng ấp chiếm hơn 2 ha đất rừng nguyên sinh (NLĐ)- Đó là ông Trần Văn Thinh, Trưởng ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc- Kiên Giang. Khi còn ở xã Cửa Cạn, Phú Quốc, ông Thinh buôn lậu thuốc lá ngoại từ Campuchia, bị bắt và phải đi tù một thời gian.Ra tù, ông Thinh cùng vợ con đến xã Gành Dầu sống bằng nghề thu mua cá tôm bán lại cho các thương lái. Năm 2000 ông Thinh được làm trưởng ấp Rạch Vẹm. Cơ ngơi của ông Thinh đáng chú ý có hơn 2 ha đất rừng do ông ta bao chiếm. Đây là đất rừng nguyên sinh trong tiểu khu 74- 75, trước đó có 5 hộ dân từ phương xa đến bao chiếm làm nương rẫy. Với vai trò trưởng ấp, ngay lập tức ông Thinh trục xuất số hộ dân này và nhảy vào chiếm. Số cây rừng quý hiếm, nhiều cây hàng trăm năm tuổi bị ông Thịnh xóa trắng để trồng tiêu. Được biết, đất loại này ở Phú Quốc hiện nay 1 ha trị giá đến hàng tỉ đồng. |
Khẩn trương điều tra vụ phá hoại vườn cà phê quy mô lớn
Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng yêu cầu trong vòng 2 tuần kể từ 2/3, UBND huyện Chư Prông và cơ quan công an phải làm rõ thủ phạm gây ra vụ tàn phá hơn 15 ha cà phê trong một đêm, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, ngày 2/3, Phó chủ tịch Phạm Thế Dũng đã trực tiếp chủ trì cuộc họp với các ngành chức năng ở Chư Prông, bàn hướng giải quyết vụ việc. Ông Dũng yêu cầu trong vòng 2 tuần tới, huyện phải nhanh chóng làm rõ được nguyên nhân, thủ phạm và gửi báo cáo về tỉnh.
Ông Dũng nghiêm khắc kiểm điểm lực lượng công an về trách nhiệm quản lý địa bàn; đồng thời đề nghị Công ty Vina Cà phê II (chủ đầu tư Dự án đầu tư phát triển cà phê tại huyện Chư Prông) xem xét lại việc giải quyết các chế độ, chính sách đối với dân trong vùng dự án...
Theo báo cáo của công an, bước đầu đã xác định được 79 người tham gia vụ phá hoại nghiêm trọng này. |
Vụ hối lộ ở Tân Thanh - tòa không biết bị can ở đâu
Luật sư của nguyên cục trưởng Hải quan Lạng Sơn Bế Ngọc Trình hôm qua đề nghị tòa triệu tập Nông Văn Măng, người liên quan đến lời khai chuyển tiền hối lộ cho Trình. Tuy nhiên thẩm phán chủ tọa Vi Ngọc Linh trả lời vẫn chưa nhận được thông báo chính thức từ phía cơ quan điều tra về việc bắt giữ Măng.
Thẩm phán Linh nói: "Chúng tôi tới giờ vẫn không biết Măng bị cơ quan nào bắt giữ và đang giam ở đâu, nên không thể triệu tập". Trước đó, Nông Văn Măng cùng Nông Hoàng Hùng sau thời gian dài bỏ trốn đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, giao cho Việt Nam.
Theo luật sư Ngô Ngọc Thủy (bào chữa cho Trình), Măng và Hùng là những đối tượng quan trọng. Theo hồ sơ vụ án, cả hai giữ vai trò chủ chốt trong tổ chức nhận hối lộ và phân chia tiền thu được. Luật sư Mai Xuân Hải đồng tình và cho rằng cần triệu tập cả hai tới tòa ít nhất với tư cách nhân chứng. Lời khai của các bị cáo khác thể hiện trong cáo trạng cho thấy nhân viên hải quan cửa khẩu Tân Thanh đã chia một suất rưỡi tiền nhận hối lộ từ các chủ hàng xuất nhập khẩu cho Bế Ngọc Trình và tiền này được đưa cho Măng để chuyển cho Trình. Vấn đề này liên quan đến việc có thể truy tố bị cáo Trình thêm tội nhận hối lộ (hiện nguyên cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn chỉ bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng). Tuy nhiên tất cả chỉ có thể làm rõ qua lời khai của Măng.
Trả lời yêu cầu của các luật sư, thẩm phán Vi Ngọc Linh cho biết HĐXX chỉ xét xử theo cáo trạng. VKS và Cơ quan điều tra đã tách riêng phần hành vi của Măng và Hùng ra vụ án khác. HĐXX cho rằng việc thiếu hai bị can này "không ảnh hưởng đến việc xét xử".
Liên quan đến vụ án hối lộ còn có 7 nhân chứng đã được tòa triệu tập, nhưng chỉ 1 người có mặt là Vi Tiến Dũng (lái xe ở Đồng Đăng, Lạng Sơn). Tòa giải thích số còn lại đều đang là bị can trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế, đang được cơ quan pháp luật các tỉnh khác thụ lý. Nhiều người trong số này đang bị tạm giam nên không có mặt tại phiên tòa Tân Thanh.
Trong khi luật sư và thẩm phán nêu ý kiến về việc tiến hành phiên tòa, các bị cáo vẫn giữ thái độ thanh thản. Họ ngó quanh để tìm người thân. Riêng bị cáo Bế Ngọc Trình suốt phiên khai mạc cúi gằm mặt, chỉ ngước mắt lên khi chủ tọa hỏi căn cước.
Phiên tòa sẽ tiếp tục vào thứ hai, ngày 9/2, với phần thẩm vấn nhóm bị cáo đưa hối lộ.
Xử vụ án hối lộ lớn tại cửa khẩu Tân Thanh(06/02/2004)
Sắp xét xử vụ nhận hối lộ tại hải quan cửa khẩu Tân Thanh(31/01/2004)
Đã bắt được trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh(01/11/2003)
Hải quan cửa khẩu Tân Thanh ăn hối lộ có bài bản(26/06/2003)
Xử lý 12 sĩ quan biên phòng liên quan vụ buôn lậu Hang Dơi(13/09/2002) |
Thua kiện, thành phố Cần Thơ phải trả lại 3 nhà cho dân
TAND Tối cao vừa bác đơn kháng cáo của UBND thành phố Cần Thơ, yêu cầu trả lại 3 căn nhà cho thân nhân bà Lý Thị Chi bị chính quyền đưa vào diện nhà vắng chủ không đúng quy định.
Bà Chi (quốc tịch Pháp) sở hữu 2 căn nhà trên đường Châu Văn Liêm và một nhà trên đường Hai Bà Trưng từ trước năm 1975. Năm 1972, bà sang Pháp trị bệnh và đã ủy quyền trông coi bất động sản cho cháu là Lưu Túy Hà.
Năm 1996, bà Chi chết tại Pháp. Tháng 10/2003, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Cần Thơ) ra quyết định quản lý toàn bộ số tài sản trên theo diện chính sách nhà cải tạo vắng chủ. Vì lẽ đó, 2 con bà Chi (ở Mỹ và Pháp) là đồng thừa kế tài sản của mẹ tại Việt Nam đã ủy quyền cho bà Hà khởi kiện đòi lại.
Tháng 8/2004, TAND thành phố Cần Thơ mở phiên sơ thẩm, tuyên nguyên đơn thắng kiện. Tòa kiến nghị UBND Cần Thơ giao trả lại các căn nhà trên cho các sở hữu hợp pháp theo quy định pháp luật. Tại phiên phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm TAND Tối cao nhận định: Từ năm 1972 đến nay, 3 căn nhà trên đã được gia đình bà Hà trông coi và sử dụng. Chủ sở hữu là bà Chi cũng không xuất cảnh trái phép nên không thể gọi đó là nhà vắng chủ và nhà thuộc diện cải tạo. |
"Bí mật" của Bộ Y tế
Từ khi vụ án bị khởi tố, đã có nhiều người lên tiếng, phân tích và dù nhân danh bất cứ lợi ích nào, cũng chưa thể chấp nhận các lý lẽ căn bản để một vụ án như vậy được tượng hình.
Một công ty "đầu nậu" thuốc tây ngoại nhập, khống chế hoàn toàn giá thuốc trị bệnh, gây ảnh hưởng nặng nề trong xã hội bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tới an nguy của cả cộng đồng, đã bị công luận đưa ra và sẽ phải bị xử lý về mặt pháp luật. Bộ chủ quản sau khi xem xét cẩn trọng đã đi tới quyết định cho thanh tra toàn diện công ty này.
Chủ trương của lãnh đạo Bộ đã được công bố tại một cuộc họp báo. Các nhà báo chuyên viên y tế đã phản ánh điều đó, nghĩa là hưởng ứng thái độ kiên quyết của Bộ Y tế và chính phủ trước nạn tiêu cực, tham nhũng; thái độ đó được các nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ tuyên bố trước Quốc Hội và trước cử tri cả nước nhiều lần, nhiều cấp độ.
Vì vậy, trước hết, việc đưa thông tin này lên mặt báo - một thông tin không bị sai lệch và rất hợp lòng dân.
Theo luật sư Trần Văn Tạo, người đã trải qua nhiều năm công tác ở cương vị cao trong ngành công an, từng là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TP.HCM, người vừa nhận bào chữa vụ này, thì việc truy tố không chỉ là vấn đề của riêng một tờ báo, mà sẽ ảnh hưởng tới tác nghiệp của giới báo chí nói chung.
Phản ánh các vụ việc tiêu cực là một mảng lớn trong sứ mạng của đội ngũ cầm bút, được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, và vì vậy tác nghiệp của anh em phải được pháp luật bảo vệ.
LS Huỳnh Quí: sẽ làm hết sức mình để bào chữa cho Lan Anh
Luật sư Huỳnh Quí Sau khi cơ quan điều tra Bộ Công an ký Kết luận điều tra đề nghị VKSND Tối cao truy tố PV Lan Anh (báo Tuổi Trẻ ) và nhân viên Nguyễn Mạnh Cường (văn phòng Bộ Y tế) về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" LS Trần Văn Tạo và LS Huỳnh Quí (văn phòng Luật sư J&J, Q.3, TP.HCM) đã nhận lời bào chữa cho phóng viên Lan Anh.
LS Huỳnh Quí cho biết "kết luận điều tra chưa nói lên được gì về tính pháp lý một người có hay khônng có tội, vì nó còn phải qua một quá trình xem xét, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa. Tuy nhiên, theo tôi, kết luận điều tra không đưa ra được chứng cứ trực tiếp, mà chỉ căn cứ vào chứng cứ gián tiếp để khởi tố Lan Anh.
Đó là: lời khai của Đỗ Trung Hiếu (PV báo Nhân Dân) và Đặng Thị Thanh Tâm (PV báo Lao Động) rằng, họ đã được Lan Anh cung cấp bản photo của công văn 3497 của Bộ Y tế "về việc đề nghị thanh tra toàn diện công ty Zuellig Pharma" (có đóng dấu mật). Đồng thời, cơ quan điều tra đã giám định hai bản photo thu được của PV Trung Hiếu và Thanh Tâm, và kết luận rằng nó được photo lại nhiều lần từ bản sao có nguồn gốc là công văn 3497 lưu tại Bộ Y tế.
Trong khi đó, Lan Anh khai không được người nào cung cấp bản sao công văn 3497 và bài báo "đề nghị thanh tra toàn diện công ty Zuellig Pharma" mà cô viết trên Tuổi Trẻ là dựa vào phát ngôn công khai của đại diện Bộ Y tế tại cuộc họp báo ngày 28-4-2004 và chiều 19-5-1004. Lan Anh chỉ nghe thông tin Bộ Y tế có ký một công văn như vậy. Tôi đã đọc nhiều bài của Lan Anh, nếu giả dụ Lan Anh có hành vi như kết luận điều tra, tôi tin rằng cô không có động cơ mưu lợi cá nhân, tôi và LS Tạo sẽ làm hết sức mình để bào chữa cho Lan Anh". |
Thân nhân tử tù được mang xác bị án về mai táng Những bị cáo bị đề nghị án tử hình, chung thân trong vụ chợ ma tuý sông Sài Gòn Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép thân nhân người bị tử hình nhận thi thể người bị án về mai táng, sau khi xem xét "Đề án về tử hình" do Bộ Công an trình vào cuối năm 2005 vừa qua.
Theo Thủ tướng, việc bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 cần phải được đánh giá toàn diện hơn, trên cơ sở đã tiến hành khảo sát, tổng kết việc thi hành Bộ luật Hình sự và phân tích yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua cũng như cho cả thời gian tới, nhằm đưa ra các căn cứ khoa học, căn cứ thực tiến chắc chắn.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện Đề án trình Chính phủ xem xét.
Dự án Bộ luật Thi hành án cũng đang trong quá trình soạn thảo, sẽ quy định về trình tự, thủ tục thi hành án nói chung và trình tự, thủ tục thi hành án hình sự nói riêng, trong đó có thi hành án tử hình.
Để bảo đảm tính thống nhất và toàn diện của pháp luật về thi hành án, đồng thời bảo đảm cho việc triển khai những nội dung của Đề án được nhanh hơn, Thủ tướng yêu cầu: Việc thi hành án tử hình cần được quy định cụ thể ngay trong Bộ luật Thi hành án, không ban hành Pháp lệnh riêng về vấn đề này. Đồng thời, cần nghiên cứu, lựa chọn một hoặc hai hình thức thi hành án tử hình quy định cụ thể vào Bộ luật Thi hành án để áp dụng thống nhất, trên cơ sở tính toán phù hợp với khả năng, điều kiện của nước ta. Sau khi xem xét Đề án, Thủ tướng đã chấp thuận về nguyên tắc: Cho phép thân nhân người bị tử hình nhận thi thể người bị án về mai táng. Những trường hợp gia đình người bị án xin thi thể về tự mai táng thì cho phép, còn những trường hợp khác, Nhà nước sẽ thực hiện mai táng. Thẩm quyền quyết định việc này thuộc về Toà án. |
Hơn 23.000 cây giống sâm Ngọc Linh bị mất cắp
Tình trạng mất cắp hàng loạt cây sâm K5 (nguồn dược liệu cao cấp và có giá trị kinh tế cao) thời gian qua đã khiến các cơ quan quản lý, địa phương lúng túng tìm biện pháp kiểm soát. Ngày 5/8, Giám đốc Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế tỉnh Quảng Nam Lê Văn Quang, cho biết, số lượng sâm Ngọc Linh (sâm K5) bị mất cắp thời gian qua ở vùng rừng nguyên sinh xã Trà Linh (huyện Nam Trà My) là hơn 23.000 cây giống. Trong đó trại sâm Tăk Ngo khoảng 7.500 cây, trại sâm Măng Lùng hơn 4.700 cây.
Bảo vệ công ty đã bắt giữ 25 người trộm sâm, có 22 người từ tỉnh Kon Tum sang.
UBND tỉnh vừa khảo sát, giao Sở Y tế và huyện Nam Trà My đánh giá lại thực trạng, xây dựng đề án phát triển sâm theo hướng xã hội hóa. |
Sáng qua 16/3, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã bác đơn kháng cáo của Sở Văn hóa - Thông tin, tuyên y án sơ thẩm hủy quyết định buộc thôi việc của Giám đốc sở đối với ông Nguyễn Thành Ba (51 tuổi, ngụ tại Q.1, nguyên thanh tra viên).
Như Thanh Niên đã đưa tin, với lý do "làm trong sạch đội ngũ thanh tra" sau vụ ăn nhậu tại nhà hàng Tân Hải Vân, sở đã quyết định điều chuyển công tác và sau đó ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Ba. Không chấp nhận cách xử lý trên, ông Ba đã kiện ra TAND thành phố và tòa xác định việc điều động cán bộ cũng như xử lý kỷ luật cán bộ của Sở Văn hóa - Thông tin không đúng quy định của pháp luật; ông Ba cũng không có lỗi trong việc không chấp hành quyết định điều động đến làm việc tại các đơn vị khác... Được biết, vụ kiện của ông Nguyễn Ngọc Tuấn (tương tự ông Ba) dự kiến sẽ được Tòa phúc thẩm đưa ra xét xử vào ngày 28/3 tới. |
Khởi tố vụ đâm xe rồi giết người bịt đầu mối
Hôm qua, Công an quận 1, TP HCM, cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án Lê Huy Hoàng gây tai nạn giao thông chết người xảy ra vào rạng sáng 20/7. Công an quận 1 đang phối hợp với Công an tỉnh Bình Thuận làm rõ địa điểm Hoàng thực hiện việc giết cô Trần Phương Nam.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Lê Huy Hoàng khai rằng Trần Phương Nam đang học nghề trang điểm, là bạn gái mới quen được năm tháng. Đi chung xe hôm đó còn có Đào Thị Mỹ Hạnh là em bà con của Nam, bị Hoàng ép phải rời khỏi xe khi đến ngã tư Bình Phước (quận Thủ Đức).
Nam cũng đòi xuống xe với Hạnh thì Hoàng dùng dao khống chế, buộc Nam phải ngồi lại xe cùng Hoàng chạy trốn. Trên xe, Hoàng nói gây tai nạn như vậy thế nào cũng phải đi tù, nên thà rằng cùng Nam chết vẫn hơn. Và do vậy, sau khi dùng dây dù siết cổ Nam cho đến chết, Hoàng đã uống thuốc độc tự tử. Công an xác nhận sau khi bắt giữ Hoàng tại xã Tân Thuận, do phát hiện người Hoàng có mùi thuốc rầy nên đã đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Theo các giấy tờ, Lê Huy Hoàng đăng ký hộ khẩu tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tạm trú nhiều nơi tại TP HCM. Hoàng khai tại TP HCM hành nghề chạy xe taxi lậu, chuyên chở khách trong giới người mẫu, ca sĩ ở các quán bar. Do vi phạm giao thông nên cả bằng lái, biển số xe đã bị cảnh sát giao thông tạm giữ và Hoàng đã sử dụng bằng lái giả, biển số giả để hoạt động. |
Phạm nhân chết sau 4 giờ rời phòng xử án
Sáng 15/12, Tô Văn Minh được đưa tới TAND tỉnh Thanh Hoá xét xử về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý. 4 tiếng đồng hồ sau khi nghe tuyên bản án 2 năm tù, Minh bị phát hiện đã chết trong phòng tạm giam ở Trại tạm giam Công an Thanh Hoá.
Kết quả khám nghiệm cho thấy, Tô Văn Minh bị thương tích nặng ở vùng ngực. Theo nhận định ban đầu, nhiều khả năng những người cùng phòng tạm giam với Minh là thủ phạm gây án.
Tháng 6, Tô Văn Minh bị giam ở phòng C2 Trại tạm giam Công an Thanh Hoá, cùng với khoảng 50 người khác.
Hiện, xác Tô Văn Minh đã được gia đình đưa về an táng tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc. Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân cái chết của phạm nhân 45 tuổi này. |
Nhiều hạng mục bị rút ruột Công trình cầu Rạch Miễu đang thi công nhưng dư luận nghi ngờ chất lượng xây dựng Công trình cầu Đức Hòa (Long An) cũng cùng chung số phận . Một phó giám đốc Công ty Cầu 14 tham gia vào vụ sai phạm
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 27-4, Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt tạm giam Lê Xuân Trường (đội phó Đội Cầu 5, Công ty Cầu 14) về hành vi “Trộm cắp tài sản”. Trước đó, ngày 17-5-2005, Trường cũng đã bị bắt khẩn cấp nhưng không hiểu vì sao lại được tha bổng mặc dù Trường đã khai ra nhiều tình tiết quan trọng về những sai phạm tại công trình cầu Rạch Miễu và những công trình khác.
“Ăn” hàng trăm tấn xi măng
Theo tài liệu mà chúng tôi có được, khi bị bắt khẩn cấp ngày 17-5-2005, Trường khai nhận từ tháng 8 đến tháng 12-2004, ông Đặng Xuân Lô (phụ trách vật tư Công ty Cầu 14) và ông Nguyễn Đình Tuy (phó giám đốc Công ty Cầu 14) có ký lệnh và “ủy quyền” giao cho bộ phận thủ kho Đội 5 làm thủ tục xuất kho nhiều lần số lượng trên 150 tấn xi măng Nghi Sơn PCB 40 để phục vụ cho các công trình khác nhưng lại quyết toán trong công trình cầu Rạch Miễu.
Ngoài ra, trong tháng 4-2005, Lê Xuân Trường đề xuất cấp vật tư cho Đội Cầu 5 để đổ bệ trụ T18, trong khi cấp vật tư, ông Đặng Xuân Lô đã cấp “thiếu” tới 8,5 tấn xi măng nhưng vẫn yêu cầu Trường ký khống “đã nhận 8,5 tấn xi măng” để ông Lô mang ra ngoài bán.
Cứ có giám sát là phải chung chi
Trong quá trình thi công công trình cầu Rạch Miễu, Công ty Cầu 14 phải “chung tiền” cho giám sát. Theo lời Trường khai, số tiền chung chi nhiều hay ít tùy thuộc vào giá trị từng “gói hàng” nâng khống vật tư. Mỗi lần thấy “kỹ sư giám sát” đến kiểm tra thì Đội Cầu 5 móc hầu bao chi từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/lần.
Trong giai đoạn nghiệm thu từng hạng mục công trình, để được bên giám sát ký biên bản nghiệm thu thì thi công phải “chung” cho giám sát với tỉ lệ là 1/3 giá trị khối lượng vật tư kê khống trong biên bản nghiệm thu. Sự thỏa thuận ngầm này được ông Nguyễn Đình Tuy trực tiếp làm việc với giám sát. Lê Xuân Trường còn cho biết, tại công trình cầu Rạch Miễu có rất nhiều đơn vị thi công khác nhau thì hầu hết phải chung chi tiền cho bộ phận giám sát.
Cơ quan chủ quản làm ngơ trước sai phạm?
Không những rút ruột trụ T18 cầu Rạch Miễu hơn 10 tấn thép mà trong quá trình thi công, Công ty Cầu 510 và 508 đã rút ruột cả trụ T40, T41, T42, T43 với thủ đoạn tương tự như của Lê Xuân Trường và đồng bọn thực hiện. Ngoài công trình cầu Rạch Miễu bị xén bớt vật tư, Trường còn thừa nhận Đội Cầu 8, cũng thuộc Công ty Cầu 14 đang thi công cầu Đức Hòa (Long An) cũng có những hành vi sai phạm tương tự như Đội Cầu 5. Theo một nguồn tin, Công an Tiền Giang đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT và ông Phạm Quảng Dương, Giám đốc Công ty Cầu 14, biết để có ý kiến chỉ đạo công tác thanh tra và thông báo kết quả xử lý cho Công an Tiền Giang, nhưng Bộ GTVT không “hồi âm” cho đến khi báo chí phanh phui. |
Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải lãnh án chung thân
Thái Thị Thanh Liên trước vành móng ngựa
TTO - Hôm nay (24-2), TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử và tuyên phạt bị cáo Thái Thị Thanh Liên (62 tuổi), nguyên là Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải VN (Ngân hàng Hàng Hải) mức án tù chung thân cho các tội: “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái các qui định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đồng phạm của Liên là Vũ Lê Kiên bị phạt mức 3 năm tù giam về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Với vai trò là tổng giám đốc Ngân hàng Hàng hải, trong vòng 2 năm 1996-1997, Thái Thị Thanh Liên (62 tuổi) đã cấu kết cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt trên 4,6 tỉ đồng, tham ô trên 1,6 tỉ đồng và cố ý làm trái các qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây thất thoát trên 360 triệu đồng.
Theo cáo trạng, vào tháng 7-1997, Liên ký hợp đồng nguyên tắc với Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển nhà TP.HCM (Ngân hàng Phát triển nhà) có nội dung: Ngân hàng Phát triển nhà sẽ cho vay vốn ngắn hạn đối với khách hàng do Ngân hàng Hàng Hải bảo lãnh, trên cơ sở nguồn vốn và qui định về cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước VN. Ngân hàng Hàng Hải phải có chứng thư bảo lãnh đối với từng trường hợp cụ thể.
Lợi dụng giao kết này, tháng 10-1997, để có tiền trả nợ cá nhân cho bà Hứa Thị Phấn (Giám đốc Công ty Lam Giang) nên Liên đã tự tay ký hai chứng thư bảo lãnh cho Vũ Lê Kiên và Lưu Thị Hồng Tưởng mỗi người vay 2,5 tỉ đồng, nhưng thực chất Kiên và Tưởng không hề có tài sản thế chấp, cũng như hồ sơ vay tại Ngân hàng Hàng Hải.
Căn cứ vào chứng thư bảo lãnh này, Ngân hàng Phát triển nhà đã cho Kiên và Tưởng vay tổng cộng 5 tỉ đồng, ngay sau đó số tiền này được chuyển vào tài khoản của Công ty Lam Giang để Liên trả nợ cho bà Phấn. Sau đó các bị cáo đã trả được một phần tiền vốn và lãi, tính đến ngày bị bắt vẫn còn trên 4,6 tỉ đồng chưa thanh toán cho Ngân hàng Phát triển nhà.
Bị cáo Thái Thị Thanh Liên (trái) và Vũ Lê Kiên trước vành móng ngựa Như vậy, Liên đã dùng thủ đoạn lợi dụng chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng Hàng Hải để ký bảo lãnh thư cho Kiên và Tưởng vay tiền trong khi hai đối tượng này không hề có tài sản thế chấp cũng như thủ tục xin vay.
Tương tự, vào khoảng tháng 8-1996 UBND TP.HCM cấp phép thành lập Công ty Cổ phần Nhà Bè với số vốn điều lệ 4,6 tỉ đồng. Trong đó, Ngân hàng Hàng Hải tham gia góp vốn 500 triệu đồng do Liên làm đại diện. Quá trình hoạt động không hiệu quả nên vào 1998 Công ty quyết định giải thể trả vốn bằng hình thức cho cổ đông vay lại vốn.
Liên đại diện Ngân hàng ký lãnh 400 triệu đồng nhưng không nộp về ngân hàng mà sử dụng tiêu xài cá nhân. Ngoài ra vào 12-6-1997, lợi dụng quyền hạn được giao, Liên còn chiếm đoạt của Ngân hàng Hàng Hải do chính mình làm Tổng giám đốc số tiền trên 1,2 tỉ đồng bằng thủ đoạn nhờ người khác đứng tên đưa tài sản vào thế chấp vay rồi sau đó rút tài sản thế chấp lại. Như vậy chỉ trong hai vụ này Liên đã chiếm đoạt trên 1,6 tỉ đồng.
Ngoài việc tham ô, chiến đoạt tài sản, Liên còn có hành vi cố ý làm trái khi đã ký quyết định giải chấp tài sản vay của bà Roãn Thị Ánh (hiện đang định cư tại Mỹ) khi bà này chưa trả hết nợ vay Ngân hàng Hàng Hải, làm thiệt hại cho ngân hàng trên 360 triệu đồng.
Vụ việc xảy ra vào tháng 10-1996, bà Ánh thế chấp căn nhà 201 Lý Tự Trọng, P.Bến Thành, Q.1 (TP.HCM) để vay 1,8 tỉ đồng. Đến tháng 2-1997 trong khi bà Roãn Thị Ánh mới trả được 1,1 tỉ đồng tiền vốn (còn nợ 700 triệu đồng) thì bà Liên dùng quyền hạn của mình ký ra quyết định giải chấp căn nhà trên.
Đến tháng 11-1997, trong khi vẫn còn nợ Ngân hàng Hàng Hải của bà Liên 360 triệu đồng thì bà Ánh đã “xa chạy cao bay” sang định cư ở Mỹ. |
Xử lý các tụ điểm tiêu thụ đồ gian (NLĐ) – Ngày 20-3, trong cuộc họp báo về đợt cao điểm tấn công tội phạm trên địa bàn TPHCM, đại tá Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TPHCM, cho biết Công an TP đã tăng cường xử lý nghiêm các tiệm cầm đồ và cửa hàng mua bán điện thoại di động (ĐTDĐ) vi phạm an ninh trật tự.Theo đó, những tiệm cầm đồ nào nhận cầm các loại tài sản có giấy tờ sở hữu mà không xuất trình được giấy tờ liên quan và không ghi sổ, sẽ bị phạt hành chính, hoặc kiến nghị cơ quan thẩm quyền rút phép kinh doanh. Đối với cửa hàng ĐTDĐ, với những ĐTDĐ không chứng minh được người bán hoặc người đổi sẽ bị thu giữ. |
Mất 4 tỷ đồng trong két
Công ty TNHH Dược phẩm Phú Vinh trình báo mất 4 tỷ đồng cùng hóa đơn chứng từ để trong két sắt. Tủ đựng tiền đặt ở tầng 2, văn phòng công ty và cửa ra vào không phát hiện có dấu vết cậy phá, chìa khóa két sắt do Ban giám đốc quản lý.
Dược phẩm Phú Vinh thuê địa điểm tại phố Nguyễn Công Hoan, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.
Theo trình báo của Phó giám đốc Phạm Thị Thu Hà (29 tuổi), tối 11/11, Ban giám đốc công ty và 13 thành viên đến họp bàn một số vấn đề kinh doanh. 19h30 không thấy Giám đốc Lê Khánh Vinh đến. Người bảo vệ của công ty cũng không có mặt tại văn phòng.
Bà Hà đã gọi điện và cử người đi tìm ông Vinh nhưng không kết quả. Phó giám đốc cùng các số thành viên của công ty mở két thì phát hiện 4 tỷ đồng cùng nhiều giấy tờ hóa đơn không cánh mà bay...
Sáng 12/11, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội cùng Công an Ba Đình đã tổ chức khám nghiệm hiện trường. Kết quả cho thấy, két sắt để ở tầng 2, văn phòng công ty và cửa ra vào không phát hiện có dấu vết cậy phá, chìa khóa két sắt do Ban Giám đốc công ty quản lý.
Vụ việc tiếp tục được làm rõ. |
Xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm tại VP Bank
Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý với đề nghị của Ngân hàng nhà nước VN, sẽ xử lý trách nhiệm hình sự nguyên Giám đốcBùi Huy Hùngvà những người có liên quan tại VP Bank, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Ý kiến của Phó Thủ tướng đã được Văn phòng Chính phủ truyền đạt tại công văn số 6340. Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý với những biện pháp xử lý của Ngân hàng Nhà nước VN tại báo cáo số 1204 ngày 25/10. Ngân hàng Nhà nước VN cùng VP Bank làm việc với TAND Tối cao về phạm vi, trách nhiệm của VP Bank trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Công ty Tanaco. Trên cơ sở đó, kiến nghị với tòa án để đảm bảo việc xét xử vụ án khách quan theo quy định của pháp luật.
Tháng 7/1995, Công ty TNHH Xây dựng giao thông thương mại Tân Á (Tanaco) hợp đồng với Liên doanh ôtô VN - Daewoo (Vidamco) mua 100 ôtô hiệu Cielo để kinh doanh taxi. Ông Bùi Huy Hùng ký giấy bảo lãnh thanh toán cho Tanaco. Sau đó xảy ra tranh chấp, Vidamco kiện ra tòa yêu cầu bên mua thanh toán tiền hàng, cùng khoản lãi hơn 1 triệu USD. Sau nhiều vòng xử, phiên tòa kinh tế ngày 25/6 đã buộc bị đơn trả số tiền trên, nếu không VP Bank phải đứng ra thanh toán thay.
VP Bank cho rằng, trong vụ việc trên ông Hùng đã ký giấy bảo lãnh vượt quyền hạn mà Hội đồng quản trị giao. Vốn điều lệ của ngân hàng lúc đó là 70 tỷ đồng nên mức khống chế của nhà nước là 7 tỷ (10%). Hội đồng quản trị của VP Bank chỉ cho phép Giám đốc ký bảo lãnh tối đa 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Hùng lạm quyền, ký bảo lãnh Tanaco tới 1,6 triệu USD (tương đương 18 tỷ đồng). |
Ca sĩ Lâm Nhật Ánh sắp hầu tòa
VKSND TP HCM vừa tống đạt cáo trạng truy tố ca sĩ Lâm Nhật Ánh ra trước TAND TP HCM để xét xử can tội môi giới mại dâm. Kết quả điều tra cho thấy, Ánh đã "điều hành" một đường dây mại dâm cao cấp với sự xuất hiện của nhiều "gương mặt của công chúng" khác.
Lâm Nhật Ánh còn gọi là Nguyệt Anh hoặc Vân Anh, sinh năm 1983, ngụ tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Đến năm 2002, Ánh từ quê vào TP HCM với hy vọng sẽ được đổi đời bằng nhan sắc và giọng ca sẵn có.Hằng đêm ở một số quán bar như Lê Minh, 2000 (quận 6), LiDo, Maxim (quận 1), Cao Phong (Tân Bình)... Lâm Nhật Ánh xuất hiện với vai trò là một ca sĩ rất ấn tượng bởi thân hình bốc lửa. Những ngày tháng đầu vào nghề, với thù lao khoảng vài trăm nghìn không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của Ánh. Và chẳng mấy chốc, trong giới bắt đầu biết đến Ánh là một gái bán dâm mang danh ca sĩ.
Không lâu sau đó, Ánh đã bắt tay với Nguyễn Thị Tuyết (gái gọi trong đường dây của tú bà Huỳnh Thị Ngọc Quỳnh) và thiết lập nên một đường dây gái gọi cao cấp. Quy định được họ đặt ra là: gái mại dâm giá 100 USD/lần thì đưa cho người môi giới 300.000 đồng, 200 USD đưa 50 USD.
Đêm ngày 19/7/2004, cơ quan công an bất ngờ ập vào kiểm tra khách sạn Đại Hoàng Hà phát hiện ba người đẹp bị bắt quả tang đang bán dâm cho các đại gia tại khách sạn gồm có: Lâm Nhật Ánh, T.T.H.G. (sinh 1987, người mẫu, từng được đào tạo tại một trường huấn luyện người mẫu chuyên nghiệp) và T.N.T.T.
Qua lời khai của người mẫu H.G., cho thấy có dấu hiệu còn có nhiều "má mì" khác. Cụ thể, H.G. khai đã được N.T.T. môi giới bán dâm khoảng 20 lần. Bản thân N.T.T. cũng thừa nhận từ tháng 6/2003 đến tháng 6/2004, có môi giới cho G. "phục vụ" và đã nhận được tiền "cò" là 2,4 triệu đồng.
Ngoài ra, người mẫu H.G. còn xác nhận, diễn viên kịch nói N.L.U.T. cũng đã "giúp" G. khoảng 4-5 lần. Thế nhưng, cơ quan chức năng cho rằng không có cơ sở xác định hành vi môi giới của những đối tượng trên nên không đặt vấn đề xử lý hình sự. |
Đăng ký hộ khẩu tại TP.HCM: Dân vẫn phải... “chạy tới chạy lui”
Ông Vũ Văn Luyện (ngụ Hóc Môn) cho biết ông bị “hành” bốn lượt lên xuống Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH) Công an TP.HCM để bổ sung hồ sơ nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất. Cuối năm 2005, ông Luyện mang hồ sơ đến thì được hướng dẫn về xã xác nhận tình trạng nhà đất. Lui tới gần một tháng trời mới xin được chữ ký của ông chủ tịch xã.
Lần này cán bộ tiếp nhận hồ sơ nói bổ sung năm sinh của vợ và thêm phần xác nhận “nhà, đất không tranh chấp”. Lần thứ ba lên nộp hồ sơ cán bộ nói thiếu khai sinh con, hẹn tuần sau quay lại. Lần thứ tư ông Luyện lại nhận được cái lắc đầu vì chưa xác nhận tình trạng hộ khẩu gốc và hẹn đến cuối tháng 3-2006. Ông Luyện bức xúc: “Tại sao cán bộ không ghi vào phiếu hướng dẫn một lần cho người dân khỏi phải cực khổ chạy tới chạy lui, để đến nỗi tôi phải bỏ công ăn việc làm để chầu chực năm tháng trời?”.
Bà Trần Thị Hoa, ngụ P.Bình Trị Đông, Bình Tân, cho biết: “Tôi đeo đuổi hàng tháng trời để làm hàng loạt giấy tờ liên quan từ tổ dân phố, tới UBND phường, rồi công an phường. Nơi nào cũng bắt chờ đợi và lại hẹn. Lên Phòng cảnh sát QLHCVTTXH thì thiếu cái này, bổ sung cái kia. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ không chịu giải thích hoặc đề nghị bổ sung một lần mà làm theo kiểu... nhớ tới đâu đòi tới đó. Mỗi lần bị trả hồ sơ là phải làm lại từ đầu”.
Giải thích về vấn đề này, một cán bộ Phòng cảnh sát QLHCVTTXH cho biết: “Hầu hết các trường hợp đòi hỏi bổ sung nhiều lần là do người dân không hiểu rõ hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ nên làm không đúng, không đủ. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp do thiếu sót của cán bộ...”.
Mỗi nơi làm một kiểu
Tình trạng mỗi nơi làm một kiểu cũng khiến người dân khổ sở trăm bề. Anh Lê Phước Hải, ngụ Q.Gò Vấp, than thở: “Tôi đã có tờ kê khai nhà đất năm 1999, hợp đồng mua bán, bản vẽ hiện trạng đất... nhưng phường không xác nhận tình trạng nhà và đòi phải có bản vẽ hiện trạng nhà mới. Trong khi đó ở các phường khác trong quận, những trường hợp tương tự như tôi đều được giải quyết”.
Anh Trần Văn Hải, ngụ P.3, Q.Gò Vấp, đến Phòng sảnh sát QLHCVTTXH làm thủ tục ĐKHK thì bị trả lại vì làm mất giấy đăng ký kết hôn, đồng thời kèm theo yêu cầu phải về địa phương trích lục, xác nhận. Anh Hải phải xin nghỉ việc về quê tận Nam Định xin xác nhận nhưng không được. Quay trở lại Phòng cảnh sát QLHCVTTXH, một cán bộ khác yêu cầu chỉ cần có khai sinh của con (trong đó có tên cha mẹ) là được. “Nhưng vợ chồng tôi chưa có con thì làm sao có khai sinh?” - anh Hải nói. Cán bộ: “Vậy thì chịu thua”.
Rắc rối về số nhà
Bà Đàm Thị Phương Lan, ngụ tổ 20, KP3, P.Tân Thới Hiệp, Q.12,
than thở: “Gần hai tháng chạy tới chạy lui tôi mới xin xác nhận tình trạng nhà với đầy đủ bốn yếu tố. Đến khi lên Phòng cảnh sát QLHCVTTXH thì hồ sơ bị trả vì nhà tôi chưa được cấp số. Quay về phường thì không giải quyết vì... nhà chưa có hộ khẩu (HK). Lên quận thì nhận được câu trả lời nếu chưa có HK thì... chưa được cấp số nhà”.
Nhiều trường hợp do số nhà cũ, mới lẫn lộn nên Phòng cảnh sát QLHCVTTXH đề nghị về địa phương xác nhận lại nhưng cả UBND và công an phường đều lắc đầu. Anh Nguyễn Ngọc Đức, ngụ Q.Gò Vấp, bức xúc: “Nhà tôi mua trước đây là số cũ, sau này phường cấp lại số mới. Nay tôi lên phường xin xác nhận số cũ và số mới đều là một ngôi nhà hiện hữu nhưng không hiểu sao phường lại từ chối. Thật khó hiểu quá”.
Thiếu tá Lê Văn Sang, đội phó đội tham mưu, tổng hợp Phòng cảnh sát QLHCVTTXH, cho biết: “Số nhà là một trong những điều kiện cần để được cấp HK. Nếu không có số nhà thì cấp HK vào địa chỉ nào đây. Trước tình hình vướng mắc về số nhà trong việc ĐKHK, Sở Xây dựng TP.HCM đã ban hành công văn số (1065/SXD-CCQNĐ ngày 24-2-2006) hướng dẫn về việc cấp số nhà tạm cho các trường hợp không cấp hoặc chưa cấp số nhà.
Theo đó, các quận huyện sẽ tiến hành cấp số nhà tạm cho các đối tượng theo hai phương thức: cấp theo kế hoạch và theo nhu cầu của người dân. Vì thế, những trường hợp nào chưa được cấp số nhà thì lên UBND quận để mua mẫu để xin cấp số nhà và chỉnh sửa số nhà, sau đó mang hồ sơ lên Phòng cảnh sát QLHCVTTXH để được giải quyết ĐKHK”.
Đã xuất hiện “cò” đăng ký hộ khẩu
Gần đây, tại các đội cảnh sát QLHCVTTXH công an các quận huyện đã xuất hiện “cò” ĐKHK gạ gẫm người dân để làm tiền. Bác H.V.B., ngụ P.12, Q.Tân Bình, kể: “Sáng 28-3, tôi cùng người em đến Công an Q.Tân Bình để bổ sung giấy tờ ĐKHK. Lúc quay ra ngoài cửa, có một thanh niên đến lân la trò chuyện. Biết tôi làm bốn tháng nay chưa xong, anh ta đề nghị nếu muốn làm nhanh trong vòng một tuần thì anh ta lo giúp, chỉ “xin” tiền cà phê... 1 triệu đồng. Tôi từ chối”.
Chị Lê Thị Tuyết, ngụ Q.Bình Tân, cho biết: “Tôi lên xuống UBND phường, công an phường cả tháng trời để chứng giấy tờ nhưng vẫn không xong. Một cán bộ làm ở UBND phường biết chuyện đến gợi ý nếu muốn làm nhanh thì anh ta giúp với khoản tiền “trà nước” 500.000 đồng. Đúng ba ngày sau hồ sơ xin xác nhận tình trạng nhà của tôi được anh cán bộ đưa đến tận nhà với đầy đủ chữ ký, con dấu của phường”.
Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp “cò” dỏm, nhận tiền rồi “xù” luôn. Chị T.T.N., ngụ Q.9, cho biết: “Hồ sơ của tôi khá đầy đủ nhưng vì bận công việc nên tôi không có thời gian đi lên phường chứng giấy tờ và làm thủ tục ĐKHK. Tình cờ gặp một người quen nhận lời làm thay với giá 2 triệu đồng. Tôi đồng ý, giao tiền cho anh ta nhưng đợi gần hai tháng nay chẳng thấy gì. Hỏi thì anh ta viện lý do hồ sơ quá đông, “mấy ổng bận đi công tác” rồi lại hẹn. Mới đây anh ta gặp tôi “xin” thêm 500.000 đồng nhưng tôi không đồng ý”.
Một cán bộ Phòng cảnh sát QLHCVTTXH cho biết tình trạng “cò” ĐKHK mới xuất hiện trong thời gian gần đây, chủ yếu chạy lo các thủ tục ở phường, xã. Nếu không sớm có biện pháp dẹp bỏ sẽ rất nguy hại.
Chưa có sổ hồng có thể về quận nộp hồ sơ
Trước đây, tất cả các trường hợp nhà chưa có chủ quyền (sổ hồng) đều phải về Phòng cảnh sát QLHCVTTXH để nộp hồ sơ xin ĐKHK. Trước tình trạng dồn ứ, quá tải hồ sơ, Phòng cảnh sát QLHCVTTXH đã giao cho các quận huyện trực tiếp giải quyết.
Cụ thể, bắt đầu từ cuối tháng 3-2006, những trường hợp là nhân khẩu tạm trú có thời hạn, chưa có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu về nhà ở nhưng có xác nhận của UBND phường về tình trạng nhà hợp pháp ở các quận: Gò Vấp, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh và Q.12 thì có thể về nộp hồ sơ tại đội cảnh sát QLHCVTTXH công an các quận này để giải quyết, kể cả những trường hợp đã bốc số tại Phòng cảnh sát QLHCVTTXH. |
Một buổi chiều giữa tháng 10/2004, đang ngồi uống cà phê với bạn bè, ông Đ.T.S (TP Tuy Hòa, Phú Yên) nhận được một tin nhắn từ số máy lạ: "Anh khoe khong, sao lau roi khong lien lac cho em? Anh em minh gap nhau ti nhe? - Em Hong".
Mặc dù cố vắt óc lục tung bộ nhớ nhưng ông S. vẫn không thể nào hình dung được "cô bạn" tên Hồng này ông đã quen trong trường hợp nào, ở đâu. Nghĩ mãi không ra, ông tiếp tục trò chuyện với bạn bè. Được một lúc, điện thoại của ông S. đổ chuông, từ đầu dây bên kia một giọng phụ nữ thỏ thẻ: "Em Hồng đây ! Bộ quên người ta rồi à? Sao không nhắn tin lại cho em?". "Ừ, anh đang bận việc tí mà. Mà em ở đâu anh quên mất rồi nhỉ?" - Ông S. lịch sự đáp. "Em ở Đà Nẵng, vừa vào Tuy Hòa công tác, đang ở một mình buồn quá, anh à !". Giọng nói của cô gái tiếp tục rỉ đều như rót mật vào tai. Cứ thế, ông S. đã bị lôi cuốn vào câu chuyện với người phụ nữ mà ông chưa hình dung mặt mũi ra sao. Trò chuyện được một lúc, ông S. đã nhận lời mời của "người bạn cũ" đến một khách sạn.
Khi trực diện với "Hồng", ông S. không thể nhớ nổi cô gái này mình đã gặp ở đâu. Nhưng thái độ "tiếp khách" rất ư mùi mẫn của cô ta đã giữ chân ông S. lại và rồi quên luôn chuyện phủ nhận sự quen biết. Cô ta mời ông S. nâng cốc bia mừng ngày "hội ngộ". Uống xong ly bia, đôi mắt ông S. díp lại... Khi tỉnh dậy thì điện thoại, dây chuyền 17 chỉ vàng và nhiều đồ trang sức khác trị giá hàng chục triệu đồng đã biến mất cùng cô gái tên Hồng!
Nữ quái Hồ Thị Thu Thủy (trái), nữ quái Ma Thị ThuTừ biệt ông S., rời Phú Yên, "Hồng" lại tiếp tục đến "công tác" tại TP Quy Nhơn (Bình Định). Lần "tái ngộ" này cô ta chuyển thành tên "Hương" Người mà cô chọn "tái ngộ" là ông P.N.C - quan chức một ngành ở tỉnh Bình Định. Cũng với chiêu bài cũ, "Hương" đã mồi chài ông C. đến một khách sạn rồi cuỗm điện thoại cùng một số đồ trang sức trị giá trên 4 triệu đồng khi ông C. đang thiếp đi sau ly bia "hội ngộ".
Thực ra chẳng phải Hồng, cũng không phải Hương, chẳng phải một người mà là... hai "nữ quái" mang tên Hồ Thị Thu Thủy, 38 tuổi, trú tại huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Ma Thị Thu, 43 tuổi, trú tại phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn (Bình Định). Tuy không còn trẻ, cũng chẳng xinh đẹp nhưng với kinh nghiệm về cách chiêu dụ đàn ông cũng như sự lừa lọc có được trong những năm làm nghề bán bia ôm, hai ả đã hạ gục được nhiều đàn ông trung niên. Thu là người tìm đối tượng còn Thủy trẻ hơn nên được đưa ra "tiền tuyến" để hành động. Đối tượng mà hai ả chọn là những người đàn ông trung niên mang nhiều đồ trang sức đắt tiền hoặc cán bộ thuộc dạng thừa tiền, ham của lạ. Sau khi nắm được quy luật sinh hoạt và số điện thoại của "con mồi", hai ả bắt đầu hành động. Sau khi thả những dòng tin nhắn mùi mẫn và cuộc gọi điện thoại hẹn hò, hai ả nhử được "con mồi" đến khách sạn. Tại đây, Thủy sẽ "phục vụ" bia (pha với thuốc mê) còn Thu đứng chờ sẵn dưới khách sạn chờ xong việc là vọt...
Bằng chiêu thức ấy, từ đầu năm 2003 đến đầu năm 2005, hai ả đã kiếm được cả trăm triệu đồng. Và kết cục tất yếu, mới đây TAND tỉnh Bình Định đã tuyên phạt Thủy 11 năm 6 tháng tù giam và Ma Thị Thu 7 năm tù giam. |
Những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền mà hầu hết nạn nhân lẫn kẻ chủ mưu đi lừa đều là... Tây, với mánh lừa rất Tây và số tiền cũng tính bằng tiền Tây: gần 7 triệu USD. Hai trong số những kẻ chủ mưu này là Sean Mc Cormack và Peter Brian La King đều mang quốc tịch Anh. Vụ việc sắp được giải quyết tại tòa Việt Nam.
Bán cả nhà máy liên doanh
Với chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài, rất nhiều doanh nhân trên thế giới đã đến đầu tư, làm ăn chân chính và thu lợi trên đất Việt Nam. Nhưng với Sean Mc Cormack và Peter Brian La King thì khác, họ vào Việt Nam không phải để làm ăn chân chính mà rắp tâm lừa tiền người khác.
Tháng 4.1995, hai "doanh nhân" này đến Hồng Kông để cùng Công ty Laisun Development Hongkong ký hợp đồng liên doanh mỗi bên góp vốn 50% lập ra Công ty Rock Solid Group (RSG). RSG sau đó lại "đẻ" ra Công ty Power Screen Việt Nam để làm pháp nhân liên doanh với Xí nghiệp khai thác đá Nghệ An thành lập Công ty TNHH Anh Việt, trụ sở tại Nghệ An, thời hạn hoạt động 20 năm, vốn đầu tư 1.785.770 USD, vốn pháp định 1.170.770 USD (Power Screen Việt Nam góp 55%, Xí nghiệp khai thác đá Nghệ An góp 45%). Sean Mc làm Chủ tịch HĐQT liên doanh Anh Việt.
Tháng 4.1998, đối tác Hồng Kông trong liên doanh RSG muốn bán lại toàn bộ cổ phần cho Peter và Sean Mc với giá 170.000 USD. Nhận được yêu cầu này, Peter liền "chuyền bóng" qua cho hai ông Ivor và Patrick (quốc tịch Đan Mạch) mua lại cổ phần của phía Hồng Kông. Thương vụ thành công. Tháng 3.1999, Sean Mc và Peter cùng ký bản tuyên bố xác nhận Iovor và Patrick mỗi người có 25% cổ phần trong RSG, đồng nghĩa có 25% cổ phần trong phần hùn phía nước ngoài ở liên doanh khai thác đá Anh Việt.
Sau khi dụ được người góp vốn, tháng 5.2000, Peter tự phong là đại diện Công ty Power Screen Việt Nam ký chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp phía nước ngoài tại Anh Việt cho đối tác Việt Nam. Giá chuyển nhượng được thống nhất là 420.000 USD và 1 máy nghiền sàng đá hiệu Brown Lennox 120 (trị giá trên 4,6 tỉ đồng). Số tiền này là đồng sở hữu của Peter, Sean Mc, Ivor và Patrick. Nhưng Peter và Sean Mc đem chia nhau xài hết số tiền mặt 420.000 USD, còn máy nghiền thì đem về Đồng Nai cho thuê tại mỏ đá Tân Bản với giá 5 triệu đồng/tháng, mặc cho "đồng minh" Ivor và Patrick ở Đan Mạch cứ dài cổ chờ lợi nhuận từ đồng vốn đầu tư...
Nhưng "duyên nợ" của Ivor và Patrick với Sean Mc và Peter chưa dứt. Trong vụ đầu tư chung vào liên doanh khai thác đá Hòn Thị - Nha Trang, Peter và Sean Mc cũng "xơi" của hai ông bạn Đan Mạch 150.000 USD. Lợi dụng việc Ivor và Patrick không thường xuyên có mặt tại Việt Nam, tháng 12.1996, Sean Mc gửi thư cho Ivor và Patrick thông báo phải chuyển ngay 150.000 USD để chuẩn bị mua máy móc cho mỏ Hòn Thị hoạt động. Mặt khác, Sean Mc "rỉ tai" với Peter rằng phải chi 150.000 USD nhờ Trịnh Hữu H. - một nhân vật khá tai tiếng, liên quan đến nhiều vụ án lớn tại TP.HCM và các tỉnh - chạy giấy phép đầu tư cho liên doanh. Tiền thì Sean Mc và Peter đã lấy từ hai ông bạn Đan Mạch nhưng chẳng chi đồng nào mua máy móc, còn chi cho H. bao nhiêu công an cũng chưa thể xác định. Phần mình, Trịnh Hữu H. thừa nhận có thỏa thuận với Sean Mc nhận 50.000 USD để đi Hà Nội lo giấy phép đầu tư. H. đã được Sean Mc đưa cho 15.000 USD từ trước thời điểm hai ông Ivor và Patrick chuyển tiền cho Peter và Sean Mc. Số tiền này H. khai chi cho một chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch - đầu tư 5.000 USD để viết luận chứng liên doanh khai thác đá Hòn Thị, còn lại 10.000 USD dùng cho tiêu xài, vé máy bay... Tuy nhiên, vị chuyên viên nọ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư phủ nhận việc nhận tiền...
Lợi nhuận ảo 6,5 triệu USD!
Sau nhiều cú lừa siêu hạng, Sean Mc Cormack đã trốn khỏi Việt Nam, để một mình "đồng nghiệp" Peter Brian La King phải chịu vòng lao lý. Kim Brix Andersen cũng nhanh chân về Đan Mạch và không chịu qua Việt Nam theo giấy triệu tập của Công an Việt Nam. Theo dự kiến, cuối tháng 3.2003, một phần vụ án trên sẽ được đem ra xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Đồng Nai.Quen mánh lừa, đầu năm 2002, Sean Mc cùng Tom Hồng (Việt kiều Mỹ) dựng lên công ty ma Una Power International, LTD (UPI), phong Tom Hồng làm Tổng giám đốc. Cùng thời điểm này, Sean Mc bắt mối với Kim Brix Andersen, quốc tịch Đan Mạch, đang kinh doanh tại Singapore, để làm ăn. Khi Kim qua Việt Nam, Sean Mc cùng Tom Hồng dẫn lên mỏ đá Tân Bản (Đồng Nai) để giới thiệu "tương lai tươi sáng" của mỏ khi công ty UPI đẩy mạnh khai thác, dù thực tế UPI hay Sean Mc, Tom Hồng đều chẳng liên quan gì đến mỏ đá. Sau khi vào tham quan khu mỏ đang khai thác, Sean Mc và Tom Hồng dẫn Kim ra cổng mỏ ngồi... đếm xe chở đá đi ra, bảo đó là xe của UPI, rồi nhân với lợi nhuận do Sean và Tom tự định ra để cho ra những khoản lời khổng lồ. Sau đó, Sean Mc đề nghị Kim về kêu gọi các nhà đầu tư bỏ tiền mua lại... lợi nhuận của các máy nghiền đá và mua xe tải, máy móc cho UPI thuê khai thác đá.
Xem "bánh vẽ" lợi nhuận của Sean, Kim đồng ý tham gia kêu gọi đầu tư. Về Singapore, tự Kim soạn thảo thư mời, hợp đồng "bán một phần quyền sở hữu và phân chia lợi nhuận định kỳ mỗi tháng của các máy nghiền đá tại mỏ Tân Bản" rồi đem sang Việt Nam cho Sean ký, sau đó phát tán. Để làm tin, Kim dẫn một số nhà đầu tư tương lai sang "mục sở thị" mỏ đá Tân Bản, cũng với kiểu "đếm xe tính lợi nhuận"...
Miếng mồi lợi nhuận Kim và Sean thả ra quả là hấp dẫn các nhà đầu tư. Chỉ vài tháng, hàng chục hợp đồng mua quyền sở hữu và mua lợi nhuận hằng tháng của các máy nghiền sàng đá, mua xe tải cho UPI thuê đã được ký kết, với số tiền trên 6,419 triệu USD. Nạn nhân là những công ty, nhà đầu tư nhỏ lẻ và có cả các nữ bá tước (nước ngoài)... Toàn bộ số tiền này đã chuyển vào các tài khoản của Kim, Sean Mc và bị nhóm người này chiếm đoạt. Cho đến hơn 1 năm sau, các nạn nhân mới biết mình bị lừa và đi tố cáo...
Bản chất lừa của Sean Mc còn thể hiện qua phi vụ "của người phúc ta" mà y dàn cảnh cùng một loạt "bộ sậu" Công ty XNK Biên Hòa (Đồng Nai) để chiếm đoạt 100.000 USD. Chuyện là, tháng 8.2002, Công ty XNK Biên Hòa ký hợp đồng liên doanh khai thác mỏ đá Tân Bản với Công ty Inter Asia Rock (IAR). Theo thỏa thuận, IAR đã chuyển 400.000 USD vào tài khoản Công ty XNK Biên Hòa để đền bù cho người dân phải di dời khỏi khu vực khai thác đá. Biết chuyện, Sean Mc, Tom Hồng đã gặp Trương Ngọc Thành (thời điểm đó là Giám đốc Xí nghiệp khai thác đá Tân Bản) và Phạm Văn Hòa, thời điểm đó là Giám đốc Công ty XNK Biên Hòa, bàn cách rút 100.000 USD của IAR để chia nhau xài. Sean Mc giữ vai trò "đại diện Ban quản lý công trình khu mỏ mở rộng" ký vào giấy đề nghị chi tiền khảo sát thiết kế kỹ thuật (do Trương Ngọc Thành soạn thảo). Nhận được giấy của Sean Mc ký, Phạm Văn Hòa phê duyệt và Nguyễn Xuân Vinh, Kế toán trưởng Công ty XNK Biên Hòa chỉ đạo nhân viên chi, Tom Hồng là người ký nhận tiền. Số tiền nhận được, Hòa, Thành được chia mỗi người 250 triệu đồng, Tom Hồng được chia 350 triệu và Sean Mc hưởng 650 triệu... |
Quảng Nam: đánh hành khách, lãnh án 30 tháng tù giam
Theo lời khai nhận tại tòa, khoảng 17g ngày 6-5, do không thống nhất giá cả đi xe nên phụ xe khách 47V-1430 đã đánh ba hành khách đi trên xe gây thương tích.
Ngoài mức tuyên phạt án tù đối với phụ xe Bùi Đức Sơn, các ngành chức năng của huyện Quế Sơn đã xử phạt hành chính lái xe 47V-1430 Nguyễn Kim Tuấn: 800.000đ. Tuy nhiên, hai cha con chủ nhà xe Võ Đình Đàm và Võ Đình Vương được cơ quan điều tra xác định là vô can, đã gây bất bình trong quần chúng nhân dân đến dự phiên tòa. |
Thu giữ một máy in thẻ (NLĐ)- Ngày 1-1, nguồn tin từ cơ quan điều tra Bộ Công an cho hay, từ những lời khai của Tô Phúc Hậu (SN 1979, ngụ quận 10), người vừa bị bắt khẩn cấp do liên quan đến đường dây làm thẻ giả của VisaCard, MasterCard và Amex để rút trộm tiền của các ngân hàng, công an đã thu giữ được một máy in thẻ ATM.
Khi đến bắt và khám xét nhà Hậu (ngày 30-12-2005), cơ quan điều tra chưa phát hiện gì. Song bằng nghiệp vụ điều tra, ngay trong chiều cùng ngày, Hậu thừa nhận mình đã gởi chiếc máy in thẻ giả cho một người bạn trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5) nhờ cất giùm. Sau đó, chiếc máy in thẻ trên đã được công an nhanh chóng thu hồi. Hậu khai nhận, chiếc máy trên được Hậu đặt mua của một công ty sản xuất máy in thẻ ATM có trụ sở ở Israel thông qua dịch vụ bán hàng trên mạng Internet. Sau khi trả tiền công ty thông qua tài khoản ngân hàng, Hậu đã nhờ một người thân đưa vào Việt Nam thông qua con đường xách tay (máy có trọng lượng gọn nhẹ). Với những thông tin lấy được về tài khoản của khách hàng sử dụng thẻ ở các ngân hàng, Hậu đã in thẻ giả sau đó rút tiền thông qua các máy ATM. Hiện cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án. |
Cướp tài liệu tuyên truyền của cán bộ xã
Gây sức ép với chính quyền xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Tây, Phạm Huy Thành tới phòng truyền thanh địa phương, cướp tài liệu của cán bộ, vò nát rồi đem về nhà cất giấu. Sáng 7/1, TAND Quốc Oai, đã tuyên phạt Thành mức án 9 tháng tù giam về tội chiếm đoạt trái phép tài liệu tuyên tuyền của cơ quan nhà nước.
Theo cáo trạng, gần 19h ngày 20/12/2003, anh Nguyễn Đình Duật, cán bộ truyền thanh xã Đồng Quang, đem một tập tài liệu tuyên truyền đến phòng phát thanh của xã để đọc. Bất ngờ, Phạm Huy Thành lao tới cướp đi. Người nông dân 36 tuổi vò nát tài liệu, đưa cho vợ là Tạ Thị Thuý giấu kín trong nhà.
Tại toà, Thành khai làm như vậy nhằm gây sức ép với chính quyền địa phương trong việc cấp nhà cho gia đình anh ta. HĐXX TAND huyện Quốc Oai cho rằng hành vi của Thành đã cấu thành tội danh chiếm đoạt trái phép tài liệu tuyên truyền của cơ quan nhà nước. |
Cặp vợ chồng chuyên bán ma tuý cho trẻ con
'Bán heroin cho người lớn phức tạp, nhiều thành phần bất hảo, tráo trở. Bán cho trẻ con dễ 'ăn', kiểu gì cũng được. Nhiều khi cục 25 nghìn nói 50 nghìn đồng nó cũng không biết'. Suy nghĩ như vậy nên lâu nay Lê Văn Thành - Nguyễn Thị Thi (TP HCM) chỉ cung cấp ma tuý cho con nghiện tuổi vị thành niên.
11h30' ngày 7/7, đội cảnh sát phòng chống ma tuý Công an quận Tân Phú (TP HCM) phát hiện Nguyễn Sơn V. (14 tuổi), Huỳnh Hải Minh L. (16 tuổi) cùng Phạm Văn H.(16 tuổi) tàng trữ hơn 0,083gr heron để sử dụng.
Ba người khai nơi cung cấp "hàng trắng" là căn nhà số 17/12 đường Bình Long, quận Tân Phú. Đây là nơi trú ngụ của vợ chồng Thành - Thi.
14h30' cùng ngày, công an tiến hành kiểm tra địa chỉ trên, bắt quả tang hai vợ chồng đang phân hơn 1,652 gr heroin thành 4 cục lớn, chuẩn bị giao hàng cho các con nghiện.
Nguyễn Thị Thi (36 tuổi) cặp kè với Lê Văn Thành (39 tuổi) theo kiểu già nhân ngãi, non vợ chồng. Với nghề bán cá, Thi không đủ tiền bao anh chồng thất nghiệp "từ năm 1975 đến nay" nên đã chuyển sang mua bán heroin. Mỗi ngày Thi chi 1 triệu đồng mua 5 gói heroin. "Hàng trắng" sau đó được phân thành 30 cục, bán 50.000 đồng/cục. Trung bình, mỗi ngày Thi thu lãi 500.000 đồng.
Hiện, Thi và Thành bị giam tại nhà tạm giữ của Công an quận. Cán bộ trông coi nơi này nhận xét về Thi: "Ngày nào cũng son phấn, vẽ lông mày, kẻ mắt... y như sắp sửa đi dự đại yến". |
8 giờ đối chất giữa Yến Vy và Phan Thanh Tòng
Ngày 4/4, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP HCM đã đưa Phan Thanh Tòng đối chất với diễn viên Đinh Thoại Yến Vy cùng 2 người bạn của Tòng để làm rõ ai là "thủ phạm" đã tung đoạn phim ái ân giữa Tòng và Yến Vy lên mạng Internet.
Cuộc chất vấn xoay quanh 3 vấn đề trọng tâm: tại sao đoạn phim quay ở phòng the giữa Tòng và Yến Vy được chuyền tay đến một số người khác, có phải do Tòng cung cấp hay bạn bè đến chơi rồi lấy? Ai là thủ phạm phát tán phim lên mạng? Việc quay đoạn phim này có sự đồng thuận giữa Tòng và Yến Vy hay không?
Triệu tập người tung phim sex Yến Vy lên mạng(04/04/2005)
Yến Vy: 'Nghe tên anh ta tôi đã thấy khiếp sợ'(17/03/2005)
Bắt nam 'diễn viên' trong đĩa phim sex Yến Vy(16/03/2005)
Xem tiếp
Về vấn đề có hay không sự đồng thuận giữa Tòng và Yến Vy khi thực hiện đoạn phim này, Tòng khai quay để làm kỷ niệm chuyện tình với diễn viên khả ái này. Tòng khẳng định trong quá trình quay, Yến Vy cũng biết rất rõ. Ngược lại, nhân vật nữ luôn khẳng định không hề hay biết việc này. Cuộc đối chất diễn ra từ 8h đến 16h, nhưng một số vấn đề mấu chốt vẫn chưa được làm sáng tỏ. |
Bắt ông trùm sản xuất heroin tại Hà Nội
Sau khi phiên tòa xét xử giai đoạn 1 vụ án "tập đoàn" ma túy lớn nhất các tỉnh phía Bắc vừa khép lại với 14 án tử hình và chung thân, thì ngày 7-8, việc điều tra mở rộng giai đoạn 2 vụ án đã có một bước ngoặt quyết định khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ bắt giữ khẩn cấp một trong 3 tên trùm ma túy quan trọng nhất của "tập đoàn" nói trên tại Hà Nội.
Đêm ngày 6 rạng ngày 7-8, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cục CSĐT tội phạm về ma túy Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt giữ khẩn cấp Trịnh Nguyên Thủy, sinh năm 1958, là Tổng giám đốc Công ty Sơn Thủy (ông chủ “Trang trại sinh thái Sơn Thủy” trên đường Láng – Hòa Lạc) về tội mua bán trái phép ma túy khi Thủy đang sống với cô bồ sinh năm 1981 tại một ngôi nhà bí mật trong giai đoạn trốn lệnh truy nã.
Ngay trong ngày 7-8, cơ quan công an đã thi hành lệnh khám xét nhà riêng của Thủy tại số 3 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, thu giữ một số tài liệu, tang vật liên quan đến vụ án, đặc biệt đã thu được một số dụng cụ để sản xuất ma túy. Được biết, công ty của Thủy khá nổi danh trong giới làm ăn ở các tỉnh phía Bắc, khi tay trùm ma túy này là chủ đầu tư của một số khu du lịch sinh thái có vốn tới hàng trăm tỉ đồng.
Trước đó, khi bắt giữ một số đối tượng quan trọng trong "tập đoàn" ma túy nói trên, qua khai thác điều tra, chúng đã khai ra một tên trùm ma túy có một nguồn tài sản lớn cả trăm tỉ đồng ở Hà Nội đã từng nghiên cứu sản xuất heroin trong nhiều năm qua. Từ nguồn tin này, Ban chuyên án Công an Phú Thọ đã phối hợp với Cục C17, Bộ Công an tiến hành truy xét những thông tin liên quan. Công an Phú Thọ đã bắt giữ 2 đối tượng là Đặng Văn Ấu, quê ở Sơn La và Nghiêm Đình Bồng, trú ở Bắc Ninh. Hai tên này đã từng đến làm thuê cho một "xưởng" sản xuất heroin bí mật đặt trong lòng Hà Nội.
Qua quá trình đấu tranh, khai thác, cả Ấu và Bồng đã khai nhận về hành vi tham gia sản xuất heroin tại Hà Nội của Trịnh Nguyên Thủy. Được biết, tại cơ quan điều tra, ngoài lời khai của Ấu và Bồng, còn có lời khai của một số đối tượng khác liên quan đến ổ sản xuất heroin nói trên.
Tính đến ngày 7-8, trong vụ án tập đoàn ma túy lớn nhất phía Bắc, Công an Phú Thọ đã bắt giữ 53 bị can, truy nã 2 bị can. Tập đoàn này đã vận chuyển ma túy từ Lào về Mộc Châu (Sơn La) rồi đưa về Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh tiêu thụ 2.882 bánh heroin, 855 kg thuốc phiện và hơn 400 viên hồng phiến.
Chân dung “ông trùm”
Sinh năm 1958, từng là sĩ quan quân đội. Sau khi xuất ngũ, khoảng hơn chục năm về trước, Trịnh Nguyên Thủy từng được giới kinh doanh đá quý liệt vào hàng “đại gia”.
Sau những lần trúng mánh, phất lên vì buôn đá quý, Thủy ôm tiền về Hà Nội đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Khoảng năm 2000, Thủy đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Sơn Thủy.
Từ vỏn vẹn 4.020 m 2 đất nông nghiệp có sổ đỏ mua của 6 hộ dân, Thủy tự khai khoang, mua bán trái phép và lấn chiếm thêm, dần đưa trang trại “phình” gấp 10 lần ban đầu! Sau khi có đất, Thủy đã xây dựng trang trại này thành nhà hàng Sơn Thủy, với nhiều hạng mục vui chơi giải trí và vườn cây sinh thái trị giá nhiều chục tỉ đồng.
Thời gian này, cũng từng có một số quan chức cấp cao đến thăm khu sinh thái của Thủy, thậm chí có người còn trồng cây lưu niệm (!). Tuy nhiên, công sức, tiền bạc của Thủy bỏ ra đã... mất trắng, khi trang trại Sơn Thủy bị thu hồi đất xây dựng Trung tâm hội nghị Quốc gia.
Vì phần lớn đất và hạng mục xây dựng tại đây không được cấp phép, nên Thủy chỉ nhận được vài trăm triệu đồng hỗ trợ... công di chuyển! Cú ngã này với người khác có thể tán gia bại sản, song với Thủy dường như không hề hấn gì, bởi đã có dư luận cho rằng khu sinh thái Sơn Thủy chỉ là chiêu “rửa tiền” của ông trùm.
Về chuyện gia đình, Thủy đã có một vợ và 2 con. Là kẻ có tiền và vẻ ngoài rất phong độ. Khoảng dăm năm trước, trong một lần đi hát karaoke “mỏi tay”, Thủy đã chết mê chết mệt một cô gái sinh năm 1981, quê Hải Dương.
“Ông trùm” lập tức bỏ ra cả tỉ đồng mua nhà cho cô ta ở phố Thái Hà, chỉ để thi thoảng qua lại “vui vẻ”. Chính tại địa chỉ này, đêm 6-8, Thủy đã bị các trinh sát phục kích bắt khẩn cấp.
Ngoài những mối quan hệ trên, một người khác cho biết Thủy còn có quan hệ “ruột” với một tay trùm ma tuý khét tiếng ở Quảng Ninh tên là Đ. Tên này đã từng vào tù ra khám, và cũng đang bị truy nã toàn quốc về tội buôn bán ma tuý. |
Tử hình 2 tên cướp tiệm vàng Ngọc Hà
Sau hai ngày xét xử, chiều 26/1, HĐXX TAND TP HCM đã tuyên tử hình đối với Nguyễn Ngọc Tuấn (sinh 1983) và Nguyễn Văn Tiếp (sinh 1982) - 2 trong số 13 bị cáo gây ravụ án cướp tiệm vàng Ngọc Hà và các vụ cướp bằng súng liên quan.
Đây là hai kẻ trực tiếp dùng súng xông vào tiệm vàng Ngọc Hà nhằm cướp tài sản. Trên đường rút chạy, chúng đã bắn loạn xạ vào nhiều người khác. HĐXX nhận định, hành vi của những bị cáo này là vô cùng táo bạo, nguy hiểm nên cần phải tuyên mức hình phạt cao nhất.
Đối với bị cáo Trần Trung Hiếu (sinh năm 1987), HĐXX nhận định, do bực tức vì chuyện dân phòng cảnh cáo, Hiếu đã mượn súng của Tuấn rồi rủ Hồ Minh Luân (sinh 1989), Lưu Hồng Ký (sinh 1988), Nguyễn Ngọc Ngà (sinh 1989) kéo đến chốt dân phòng gây hấn. Chính Hiếu đã kích động đồng bọn, đồng thời cũng là kẻ xả súng vào chốt dân phòng (Khu phố 9, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) làm bị thương một dân phòng.
Mặc dù sau đó, Hiếu đã tự ra đầu thú, giúp cơ quan điều tra phá toàn bộ vụ án và bắt các đối tượng có liên quan nhưng HĐXX cho rằng, hành vi phạm tội của bị cáo là vô cùng nguy hiểm. Do đó bị cáo phải lãnh mức hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội là 18 năm tù.
Ngoài ra, 10 bị cáo còn lại gồm Lưu Hồng Ký, Nguyễn Ngọc Ngà, Hồ Minh Luân, Nguyễn Văn Tình (sinh 1970), Dương Tài Đức (sinh 1985), Nguyễn Thanh Tùng (sinh 1985), Đặng Hoàng Phúc (sinh 1987), Bùi Phú Cường (sinh 1977), Lê Tuấn Mạnh (sinh 1983), Nguyễn Văn Tâm (sinh 1967) bị tuyên án 4-18 năm tù giam về các tội giết người, cướp tài sản, tàng trữ, sử dụng trái phép và chiếm đoạt vụ khí quân dụng...
Bên cạnh đó, HĐXX cũng kiến nghị Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An xem xét xử lý các cá nhân thiếu trách nhiệm về quản lý vũ khí quân dụng để Tuấn "chôm" vũ khí gây ra những vụ án vô cùng nghiêm trọng. |
Chiều 20/2 tại TP Tuy Hòa, đại diện lãnh đạo Ban Nội chính T.Ư, Viện KSND tối cao và Bộ Công an đã làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về một số vụ việc xảy ra tại Công ty dịch vụ vật tư nông nghiệp Phú Yên (Amaseco), thuộc Ban Tài chính Tỉnh ủy Phú Yên trước đây.
Từ năm 1994-2001, Amaseco làm ăn không hiệu quả; tổng số tiền thua lỗ trong kinh doanh, nợ không có khả năng thu hồi và thiệt hại do bán tài sản thấp giá là 112 tỉ đồng. Công an tỉnh Phú Yên đã xem xét 12 khoản liên quan đến 112 tỉ đồng này nhưng chưa tìm ra dấu hiệu phạm tội. Các cơ quan chức năng đã thống nhất giao Bộ Công an và Viện KSND tối cao xem xét lại vụ việc. Liên quan đến một số thương vụ của Amaseco, tháng 10/2003, cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố vụ án cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm, khởi tố 3 bị can, nhưng ngày 12/9/2005 đã đình chỉ điều tra vụ án. |
Mất tiền tỷ vì đại tá quân đội dởm
Trường Phổ thông dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cùng 9 cá nhân khác đã trở thành nạn nhân của "siêu lừa" Lâm Văn Hợi (Lý Nam Đế, Hà Nội). Hợi mạo nhận là đại tá, công tác tại Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, có khả năng làm thủ tục xin cấp đất cho trường, và mua xe máy, đồ điện tử... với giá rẻ.
Hôm nay, TAND Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm xét xử Lâm Văn Hợi về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án 12 năm tù giam, buộc bồi thường hơn 1,4 tỷ đồng cho các bị hại.
Hành vi gian dối của Lâm Văn Hợi được phát giác từ lá đơn tố cáo của ông Nguyễn Tùng Lâm (hiệu trưởng trường Đinh Tiên Hoàng). Tháng 10/1999, Hợi giới thiệu ông Lâm rằng với cương vị đại tá quân đội có thể xin được đất và kinh phí cho trường (300.000 USD). Để tạo lòng tin, Hợi xông xênh tặng nhà trường 1.000 USD và hơn 48,5 triệu đồng mua đồ dùng dạy học. Mắc lừa của Hợi, ông Lâm cùng Ban giám hiệu Đinh Tiên Hoàng đưa cho hắn 44.000 USD và 100 triệu đồng làm thủ tục xin kinh phí và cấp đất. Nhận khoản tiền lớn, Hợi bỏ trốn.
Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra phát hiện, tránh lệnh truy nã của công an, Hợi đổi tên thành Nguyễn Ngọc Long. Từ năm 1999 đến 2003, Hợi đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 9 cá nhân khác với cùng thủ đoạn giả danh đại tá quân đội. Tuy nhiên, với mỗi "con mồi" đối tượng lại sử dụng chiêu lừa khác nhau.
Chẳng hạn, tháng 1/2000, gặp anh Nguyễn Văn Thiêm (Hà Tĩnh), Hợi thông báo có lô xe máy nhập lậu vừa bị công an bắt, bán thanh lý với giá rẻ bất ngờ. Anh Thiêm tin tưởng giao Hợi hơn 172 triệu đồng nhờ môi giới mua lô hàng. Còn nạn nhân Cao Thị Minh (Hà Nội) thì mắc lừa khi giao 300 triệu đồng nhờ Hợi mua đồ điện tử và đất phân lô 80 m2. Hay anh Phạm Văn Hiển (Hà Nội) bị Hợi lừa chiếm đoạt gần 28 triệu đồng với thủ đoạn giúp xin việc làm ở liên doanh, mức lương cao... |
Hà Nội: Phá đường dây 'làm tiền' tài xế tại Bến xe phía Nam
Tất cả các lần vào bến lấy lệnh chuyển xe (còn gọi là phơi), người lái hoặc phụ xe khách đều chi hàng chục nghìn đồng cho nhiều bộ phận chức năng của Xí nghiệp quản lý Bến xe phía Nam.
9h30' ngày 26/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội bắt quả tang Nguyễn Anh Tuấn (nhân viên điều độ) nhận 5.000 đồng của anh Ngô Duy Đông (phụ xe biển số 19L-3751) khi ký "phơi".
Công an phát hiện trong túi áo của Tuấn có 75.000 đồng - tiền do các lái, phụ xe đưa trong ca làm việc ngày 26/11. Trong ví của Tuấn có 6 triệu đồng, trong tủ và buồng làm việc 2,4 triệu đồng và 9 phong bì ghi tên người nhận với số tiền gần 5 triệu đồng. Tuấn khai mỗi ca trực thu được của lái, phụ xe từ 75.000 đến 120.000 đồng tùy theo cung đường. Từ đầu năm đến nay, riêng Tuấn đã nhận khoảng 20 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, công an đã làm rõ các nhân viên trong tổ điều độ của Xí nghiệp Bến xe phía Nam gồm Nguyễn Tiến Lợi, Uông Đình Long, Nguyễn Mạnh Khôi cũng có những hành vi nhận tiền của các lái, phụ xe.
10 tháng qua, mỗi ngày ca của Lợi và Long thu 1,2-1,8 triệu đồng chia nhau. Bản thân Lợi mỗi tháng thu từ 9 đến 11 triệu đồng. Còn Long mỗi ngày thu từ 1,6 đến 2,4 triệu đồng. Ca của Long làm 15 ngày/tháng, thu khoảng 24 triệu đồng. Như vậy, từ đầu năm đến tháng 10, Long và Lợi đã thu tổng cộng 240 triệu đồng. Khôi thừa nhận khi ký phơi xuất bến đều được các lái, phụ xe cho tiền từ 2.000 đến 5.000 đồng. Khôi không nhớ đã nhận được bao nhiêu tiền trong suốt thời gian qua.
Công ty Quản lý bến xe và Xí nghiệp Bến xe phía Nam quy định, các lái xe vào bến làm thủ tục xuất bến chỉ phải nộp 50.000 đồng và có chứng từ thu. Trong lời khai của nhiều lái xe thì mỗi khi xuất bến phải chi phí chừng 93.000 đồng, trong đó có 55.000 đồng là phiếu thu, số còn lại được chi cho nhân viên điều độ với giá 5.000 đồng/chuyến và chi cho các bộ phận khác như bảo vệ, kiểm soát bến, nhân viên phát thanh...
Phòng Cảnh sát điều tra đang tiếp tục làm rõ lời khai của các đối tượng và những người liên quan. |
Bác sĩ 34 tuổi dụ dỗ một nữ sinh rời phòng khám về phòng trọ của mình... Khi bị gia đình nạn nhân tố cáo, "yêu râu xanh" xin khắc phục hậu quả bằng 50 triệu đồng.
Khoảng 14h ngày 29/10, H. (Cần Thơ) đến phòng khám thẩm mỹ vì gần đây thường bị dị ứng. Sợ có bệnh về gan nên nữ nhân viên của phòng khám đã đề nghị H. siêu âm. Khi cháu đồng ý, cô nhân viên này gọi điện cho bác sĩ siêu âm T. (34 tuổi) đến. Anh này chỉ tập trung hỏi cô bé chuyện về tuổi dậy thì. H. nghĩ đó là nghiệp vụ của bác sĩ nên vô tư kể.
T. đưa danh thiếp cho cô bé, xin số điện thoại của cháu để liên hệ sau này. T. nói rằng H. bị bệnh nặng lắm, chỉ nhà anh ta mới có thuốc trị bệnh. Cô học sinh chẳng nghi ngại, theo lời bác sĩ về nhà trọ.
"Bác sĩ chỉ ở có một mình. Vào nhà được chút xíu thì cháu thấy đầu mình choáng váng, xây xẩm... Bác sĩ khuyên hãy nằm nghỉ, tỉnh lại rồi về…", cô bé kể.
Cha của H. cho biết: "Anh ta đã đến và thừa nhận toàn bộ hành vi đồi bại với con tôi". Ngày 7/11, T. nộp trước 24 triệu đồng, có làm biên nhận.
Theo đại tá Lê Việt Hùng (Phó giám đốc Công an Cần Thơ), chứng cứ về hành vi phạm tội của bác sĩ này với bị hại cơ bản rõ ràng.
T. năm nay 34 tuổi, đã ly dị. 2 tháng trước, anh ta thi đậu ngạch công chức và được phân công về công tác tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều (Bệnh viện 30/4). Tuy nhiên, cách nay gần 1 tháng, anh ta đã xin nghỉ việc. |
Bắt một đường dây gái gọi cao cấp
15h30 ngày 21/12, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP HCM đã ập vào khách sạn Hải Văn, số 193 Nguyễn Thái Học, quận 1 và bắt quả tang 4 cặp nam nữ đang mua bán dâm.
Theo lời khai ban đầu của người môi giới Nguyễn Ngọc Tuấn, sinh 1973, ngụ tại 120 Trần Hưng Đạo, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, sau khi bắt được mối, y hẹn người mua dâm và gái bán dâm ra quán cà phê để xem mặt, nếu đồng ý mới chọn địa điểm.
Giá mỗi lần đi khách từ 100 đến 150 USD và chia lại cho Tuấn 200 đến 500 nghìn đồng.
Theo phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP HCM, đường dây môi giới mại dâm này có từ đầu năm 2004.
Vụ việc đang tiếp tục điều tra. |
Người làm công bất lương (NLĐ) - Rạng sáng 17-12, lợi dụng chị Hoàng, chủ sạp vải số 312 chợ Bình Tây, P.2, Q.6- TPHCM, chưa đến mở sạp, tên Lê Thị Mỹ Dung (SN 1981, tạm trú Q.6) đã đến mở cửa vào lấy cắp 1 hộp gỗ bên trong đựng 682 USD và 120.930.000 đồng, bỏ trốn.Nhận tin báo, Công an P.2, Q.6 truy xét bắt được Dung. Trước kia Dung là người phụ bán vải cho chị Hoàng, biết chỗ chị thường để tiền, trước khi nghỉ việc, thị đã lén làm riêng một chìa khóa sạp với ý đồ chờ thời cơ thuận lợi sẽ đột nhập, lấy trộm tài sản. |
Phó chủ tịch hội nông dân xã quỵt nợ 5,2 tỷ đồng
Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đỗ Thị Lịt, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Phương Sơn, với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhiều năm qua, nhờ uy tín trong vay vốn xóa đói giảm nghèo cho 25 hộ dân ở địa phương và lợi dụng việc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Lục Nam cho vay lãi suất thấp nên bà Lịt đã nhờ mỗi hộ vay thêm mỗi hộ 6-7 triệu đồng cho mình. Bà dùng số tiền này cho một số người khác vay để hưởng chênh lệch.
Do chi tiêu quá mức, lại bị một số người xù nợ nên số tiền trả lãi lên tới hàng chục triệu đồng một ngày. Bà Lịt xoay ra vay lãi hằng ngày ở nơi khác với 3.000-5.000 đồng cho một triệu đồng (10-15%/tháng)
Bà Lịt đã bỏ trốn từ ngày 15/10 nhưng bị 2 chủ nợ đi theo tận Long An và đưa ra Công an huyện Lục Nam. Qua khai thác ban đầu, số nợ của bà Lịt đã lên tới 5,2 tỷ đồng khớp với kê khai của các chủ nợ.
Vụ việc đang được điều tra. |
SEA Games 22 đã được bảo vệ như thế nào?
Theo tin tức mà Tổng cục An ninh Bộ Công an nắm được, một số đối tượng đã xác định thời điểm diễn ra Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 sẽ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại. Vì lẽ đó từ cuối năm 2002, Tổng cục an ninh đã xây dựng một kế hoạch tổng thể nhằm ngăn chặn từ xa mưu đồ này.
Tổng cục An ninh xây dựng các kế hoạch bảo vệ ở tầm vĩ mô; đồng thời chỉ đạo lực lượng an ninh các tỉnh, thành phố xây dựng hàng chục phương án đảm bảo an ninh, chính trị xã hội. Việc bảo vệ không chỉ tập trung vào các công sở đầu não, các trung tâm thi đấu mà còn cho từng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài và các quan chức tham dự SEA Games... Bởi có bất cứ sự cố nào xảy ra cũng có thể ảnh hưởng đến thành công của SEA Games.
Lượng người nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian diễn ra Đại hội thể thao Đông Nam Á 22 khá đông, hơn 11 vạn người. Riêng tham dự SEA Games có hơn 6.000 người nước ngoài gồm trên 3.000 vận động viên và 2.100 quan chức thể thao... Do vậy, công tác đảm bảo an ninh đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc.
Tổng cục An ninh thiết lập đường dây trao đổi thông tin với các cơ quan an ninh của một số quốc gia trong khu vực, trong đó có những nước đang rất quan tâm đến khủng bố và có kinh nghiệm chống khủng bố. Chính vì vậy, thông tin về các tổ chức khủng bố luôn được cập nhật kịp thời.
Lãnh đạo Tổng cục An ninh thành lập 2 tổ phản ứng nhanh nhằm giúp lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ đánh giá, tham mưu, xử lý những tình huống đột xuất. Nhiều cán bộ an ninh các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương đã được huy động để tăng cường cho tổ phản ứng nhanh. Đó là những cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng nắm bắt tình hình nhạy bén, khả năng phối hợp tác chiến tốt..., đồng thời đưa ra được đề xuất thông minh. Tổng cộng trong thời gian diễn ra SEA Games, Tổng cục An ninh đã phải xử lý hơn 1.000 tin tức liên quan đến hoạt động khủng bố, phá hoại.
Trước ngày đội bóng đá Việt Nam thi đấu với Thái Lan có tin rằng một nhóm khủng bố đã lọt vào Việt Nam và âm mưu gây nổ. Đánh giá đây là tin quan trọng, cơ quan an ninh Việt Nam họp khẩn cấp và đánh giá mức độ trung thực của nguồn tin. Kết luận được đưa ra là khả năng này không thể xảy ra. Bởi trước đó, an ninh Việt Nam được sự cộng tác chặt chẽ của đồng nghiệp Thái Lan, Campuchia, Lào... đã giám sát chặt chẽ, vô hiệu hóa các hoạt động khủng bố. Khả năng một nhóm nào đó lọt vào Việt Nam, ngoài tầm kiểm soát của nước ta là rất khó xảy ra. Thứ hai là công tác quản lý cửa khẩu đã được thắt chặt, những phần tử gây rối không thể qua mắt được lực lượng giám sát an ninh.
Trước thành công trong việc đảm bảo an ninh của công an Việt Nam, trong buổi liên hoan chia tay, đại diện chính phủ Philippines, nước chủ nhà Đại hội Thể thao Đông Nam Á 23, phát biểu: "Có lẽ chúng tôi phải mời các ngài làm cố vấn, nhất là vấn đề an ninh" |
Đi tù vì trộm thiết bị điện
Sáng 18/6, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xét xử sơ thẩm lưu động vụ án phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia. Tòa tuyên phạt Từ Ngọc Thái và đồng phạm 38 năm tù năm tù với tội danh trên.
Trong hai tháng 8-9/2004, Từ Ngọc Thái, Thân Tấn Tài, Nguyễn Tấn Minh, Lê Huy Thông, Lê Viết Hận, Đặng Ân Na và Trương Văn Thắng cùng trú tại phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, đã 5 lần tháo lấy các thanh giằng của trụ điện đường dây truyền tải 220 KV Đà Nẵng - Huế, thuộc điện lưới quốc gia.
Chỉ với dụng cụ là cờ lê và tuýp sắt, nhóm tội phạm tuổi đời khá trẻ (lớn nhất sinh năm 1979) đã tháo được 29 thanh giằng và đem bán cho Nguyễn Thị Tuyết, lấy tiền tiêu xài.
Tòa tuyên phạt Từ Ngọc Thái, Thân Tấn Tài cùng chịu 8 năm tù, Nguyễn Tấn Minh, Lê Huy Thông cùng 6 năm tù, Lê Viết Hận 4 năm tù, Đặng Ân Na 3 năm tù, Trương Văn Thắng 2 năm tù.
Ngoài ra, các bị cáo phải bồi thường tiền mua thiết bị để khôi phục lại nguyên trạng các công trình trên với tổng số tiền 15 triệu đồng. Bị cáo Nguyễn Thị Tuyết phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị phạt 1 năm tù. |
Vụ điện kế điện tử: Linkton Singapore làm việc với cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra đã thông báo việc khởi tố vụ án xuất phát từ chất lượng điện kế điện tử do Linkton Singapore (về sau là Linkton Vina) bán cho Công ty Điện lực TP.HCM là hàng dỏm. |
Tuyên phạt bị cáo Trần Quang tù chung thân
Nguyễn Quang Thường: 21 năm tù, Dương Quốc Hà: 18 năm tù
TT - Ngày 19-10, phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng xảy ra tại Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt - Xô (VSP) và Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã kết thúc. Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt bị cáo Trần Quang (nguyên xưởng trưởng xưởng điện lạnh thuộc PTSC) tù chung thân (Viện Kiểm sát - VKS - trước đó đề nghị chung thân).
Trần Ngọc Giao (nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH Interpet VN) 22 năm tù (VKS đề nghị 25-28 năm); Nguyễn Quang Thường (nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí VN): 21 năm tù (VKS đề nghị 24-25 năm); Dương Quốc Hà (nguyên phó tổng giám đốc VSP) 18 năm tù (VKS: 18-20 năm); Cao Duy Chính (nguyên giám đốc Xí nghiệp dịch vụ cơ khí hàng hải thuộc PTSC) 11 năm tù (VKS: 13-14 năm).
Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên phó giám đốc PTSC): 7 năm tù (VKS: 6-8 năm) và Trần Ngọc Long (nguyên nhân viên PTSC): 4 năm tù (VKS: 4-6 năm). HĐXX cũng tuyên buộc các bị cáo nộp lại toàn bộ số tiền hơn 2,1 triệu USD đã chiếm đoạt.
HĐXX nhận định so với mức đề nghị của đại diện VKS giữ quyền công tố, mức án mà HĐXX tuyên phạt đối với các bị cáo có phần nhẹ hơn nhưng cũng đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm, nhất là tội phạm xảy ra trong lĩnh vực đặc thù như ngành dầu khí. |
Vụ trưởng Phạm Thế Dũng từng bất hợp tác với công an
Công an Hà Nội cho rằng, tại thời điểm có đơn tố cáo Mai Thanh Hải nhận tiền để "chạy" quota dệt may, Vụ trưởng Xuất nhập khẩu Bộ Thương mại Phạm Thế Dũng đã tỏ dấu hiệu "bất hợp tác" với cơ quan công an. Nếu không gặp khó khăn đó thì những tiêu cực đã được ngăn chặn.
Sau khi phía Mỹ đặt chế độ quota cho một số mặt hàng dệt may Việt Nam (năm 2001), liên bộ Thương mại và Công nghiệp bắt đầu phân bổ quota xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Tổ công tác làm nhiệm vụ phân bổ quota đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu và Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu. Tổ trưởng tổ điều hành là Vụ trưởng Xuất nhập khẩu Phạm Thế Dũng, tổ phó gồm Vụ phó Lê Văn Thắng và một vụ trưởng của Bộ Công nghiệp. Thành viên của tổ gồm các chuyên viên Nguyễn Việt Phú, Bùi Hồng Minh, Đỗ Thúy Lan (Bộ Thương mại) và hai chuyên viên của Bộ Công nghiệp.
Một nguồn tin cho biết, hiện cơ quan điều tra đang yêu cầu hai bộ nói trên cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ công tác này. Riêng Vụ trưởng Phạm Thế Dũng, trước đây khi Công an Hà Nội xác minh việc Mai Thanh Hải bị tố giác nhận hối lộ 1,5 tỷ đồng để "chạy" quota cho Công ty Qualitex, ông Dũng đã xác nhận "việc cấp hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 cho Công ty Qualitex số lượng 28.000 tá sản phẩm là theo đúng tiêu chuẩn". |
Lâu nay dư luận xầm xì việc có những đường dây chạy "chỗ ở tù theo ý muốn", chuyện những đại gia vào tù vẫn sống sướng như tiên... Theo đó, muốn ở tù mà không lao động nặng nhọc, về trại tốt, gần nhà cho tiện thăm nuôi..., đều phải chung chi.
Chưa thể khẳng định có hay không những đường dây "chạy chỗ" như vậy. Tuy nhiên đã có căn cứ cho thấy một số cán bộ trại giam đồng ý nhận tiền của gia đình bị cáo để làm việc này. Trong vai người thân của một bị cáo, nhóm PV Báo Pháp luật TP.HCM đã vào cuộc:
Tiếp cận
Ngày 19/12/2005, tại phiên tòa hình sự phúc thẩm của TAND TP.HCM, một bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích bị tuyên phạt 4 năm tù và bồi thường cho người bị hại hơn 70 triệu đồng. Dưới hàng ghế cử tọa, nhiều người thân của bị cáo khóc sụt sùi. Thấy vậy, một cô gái cũng ngồi dự tòa nói: "Nó ở tù có nhiêu đó mà khóc lóc cái nỗi gì! Ngu gì mà bồi thường nhiều như thế, chỉ cần 5 triệu đồng là chỉ ở có 2 năm thôi. Để lại số tiền phải bồi thường mà "chạy", vừa tốn ít mà ở trong tù nó cũng sướng!...". Thấy lạ, phóng viên tiếp cận cô gái này, về cùng đường và được cô gái cho biết tên và số điện thoại liên lạc.
Hôm sau, gọi điện thoại cho Ngọc - tên cô gái (đã được đổi), giới thiệu là "anh của bị cáo hôm qua", biết Ngọc có thể lo được ở tù như ý nên muốn gặp nhờ giúp đỡ. Ngọc bảo do biết rành "đường đi nước bước" và "thày lay" (lau chau) nên mới nói vậy, nhưng nếu cần, cô sẵn sàng chỉ giúp. Ngọc hẹn gặp tại một quán cà phê ở đường Gò Dầu, quận Tân Phú.
Muốn "chạy" phải quen cán bộ
"Anh em nhà bị cáo" kể lể: "Do "cậu của chúng tôi" (tức bố của bị cáo) không biết gì nên ngoài chuyện con phải ở tù đến 4 năm lại phải bồi thường đến hơn 70 triệu đồng, đã đưa trước 5 triệu thi hành án...". Ngọc giãy nảy: "Sao ngu thế! Về bảo với cậu anh là không đưa đồng nào cả. Họ muốn đòi thì cứ bảo là để thằng con ở tù ra làm mà trả. Nó trên 18 tuổi rồi mà! Để tiền đó mà "lo" việc ở tù cho nó. Nói thật, ở tù không có tiền thì khổ lắm! Có tiền, mỗi tháng chỉ cần đóng vài trăm ngàn là khỏe re... Lúc đầu em cũng không biết nhưng vì chồng hờ của em bán ma túy, bị xử chung thân và em lo nên biết rất rành...!".
Theo Ngọc, muốn đi trại Bố Lá (Hàm Tân) hay ở lại Chí Hòa... theo ý muốn đều phải chi nhiều triệu đồng. Ở trại, muốn lao động ở căn-tin hay lao động nhẹ phải chi tiếp số tiền tương đương...
Ngỏ ý muốn gặp cán bộ mà Ngọc quen, lập tức cô lấy điện thoại di động ra, bấm tên cán bộ trong máy cho xem rồi nhanh chóng gấp lại. Rồi Ngọc kể chuyện của mình từ khi bắt đầu tiếp xúc với cán bộ điều tra, kiểm sát, xét xử đến cán bộ trại giam. Theo cô, cán bộ trại giam Chí Hòa là quan trọng nhất...
5 triệu đồng để được về Bố Lá
Ngọc kể, mới học hết lớp 5 nên lúc đầu cũng "tay mơ" lắm. Tuy vậy, ngay từ khi hồ sơ người "chồng hờ" của mình chuyển sang tòa án thì cô tìm cách kết thân với cán bộ tòa. Biết được người thụ lý hồ sơ, Ngọc chờ đến hết giờ hành chính và bám theo đường cán bộ tòa về nhà. Có hôm người thư ký tòa rẽ vào quán nhậu, cô phải chờ ngoài mưa đến gần nửa đêm. Lúc cán bộ này loạng choạng dẫn xe ra, chạy được một đoạn, Ngọc mới ép xe lại, nhắc về vụ án của "chồng" mình và làm quen... Theo Ngọc, dù không có tiền nhưng quen thân rất có lợi vì họ sẽ nhiệt tình "chỉ bảo" cho... Cô tỏ ra tiếc nuối do bố chồng lấy hết tiền nên không có khả năng lo cho anh ta chứ có thì mọi chuyện sẽ dễ lắm!...
Đến đây, Ngọc bắt đầu rưng rưng: "Em rất khổ, còn trẻ, sống như vợ chồng với anh ấy hai năm nhưng bên gia đình anh ấy không chấp nhận. Lúc anh ấy bị bắt, người bố từ Bắc vào lấy hết 160 triệu đồng rồi bỏ bê luôn. Em phải ra vỉa hè mở quầy bán quần áo cũ sống qua ngày để lo cho anh ấy. Ngày thăm nuôi nào em cũng vào và quen thân với cán bộ trại. Mấy anh cán bộ trại Chí Hòa bảo nếu đóng 5 triệu đồng thì sẽ đi trại Bố Lá và cải tạo tốt thì 12 năm là ra trại. Nhưng chồng em kháng cáo. Do án chưa có hiệu lực nên chưa phải đóng nhưng em cũng đang xoay tiền sẵn...".
Trước khi chia tay, Ngọc hứa sẽ giới thiệu cho làm quen với người cán bộ kia nhưng nhắc gia đình phải bàn bạc kỹ về việc muốn cho con ở trại nào...
Ở lại Chí Hòa: Hộ khẩu tỉnh thì... giá cao?
Hai ngày sau, gặp lại Ngọc để nhờ dẫn đến gặp anh cán bộ trại giam mà cô quen. Nhanh nhảu, Ngọc nói: "Em đang ở chỗ anh T. đây, có gì anh nói chuyện trực tiếp với anh ấy. Vì chồng em bị phạt do hút thuốc lào trong trại, không thăm nuôi được, muốn đưa cho chồng mấy trăm ngàn nên phải thông qua anh T.", nói rồi Ngọc đưa máy cho chúng |
Từ buôn lậu thành trốn thuế, bị cáo được giảm án
Chấp nhận kháng cáo, chuyển đổi tội danh từ tội buôn lậu sang trốn thuế và giảm cho các bị cáo một phần hình phạt, đó là quyết định của tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM trong phiên phúc thẩm xét xử vụ buôn lậu tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh chiều nay.
Theo đó, "trùm" Nguyễn Thị Hạnh được tuyên giảm án từ 16 năm xuống còn 6 năm 6 tháng tù. Nguyễn Trung Dũng và Trần Ngọc Bích cùng được giảm án từ 12 năm xuống còn 5 năm, Phạm Thanh Hùng từ 7 năm xuống còn 3 năm 6 tháng, Tiêu Thị Nhung từ 3 năm xuống 15 tháng 13 ngày, Tiêu Văn Tố từ 7 năm xuống còn 3 năm cùng vì tội trốn thuế.
Đối với tội danh vận chuyển trái phép chất ma túy của bị cáo Tiêu Văn Tố, cấp phúc thẩm đã tuyên hủy một phần bản án của TAND tỉnh Tây Ninh, giao cho cấp sơ thẩm điều tra xét xử lại. Theo HĐXX, án sơ thẩm tuyên Tố 7 năm tù về tội danh trên là chưa có cơ sở.
Ngoài ra, tòa phúc thẩm còn giảm án cho 3 bị cáo nguyên là nhân viên hải quan cửa khẩu Mộc Bài gồm có Hồ Thanh Hoàng, Nguyễn Trọng Trắng và Phan Văn Hiên từ án tù giam thành án treo. Các bị cáo còn lại, trong đó có Võ Văn Hường, nguyên chi cục trưởng hải quan cửa khẩu Mộc Bài đều bị bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm từ 9 tháng đến 4 năm tù giam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo HĐXX, Nguyễn Thị Hạnh đã cùng với đồng bọn nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài một số lượng hàng trái cây lên tới gần 900 tấn, nhưng chỉ kê khai và làm thủ tục nộp thuế nhập khẩu 78 tấn, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước 6,1 tỷ đồng. Sở dĩ nhiều lần Hạnh vận chuyển hàng trót lọt là do sự kiểm hóa qua loa của các nhân viên hải quan cửa khẩu Mộc Bài.
Nhiều bị cáo vụ buôn lậu Tây Ninh được đề nghị giảm án(12/05/2005)
Nhiều bị cáo buôn lậu thôi kêu oan, xin giảm án(11/05/2005)
Vụ buôn lậu qua cửa khẩu Mộc Bài: 28 bị cáo kháng án(19/01/2005)
Hải quan Mộc Bài thu thuế suất cao hơn quy định?(24/12/2004)
Đại diện Hải quan Tây Ninh bất hợp tác với toà(23/12/2004) |
Chống tội phạm trong lĩnh vực BCVT và CNTT
Bộ Bưu chính Viễn thông vừa ra chỉ thị về đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tham nhũng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT).
Theo đó, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm, chống tham nhũng, pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT.
Đồng thời, những đơn vị này cần rà soát, kiểm tra các văn bản pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT đã ban hành, phát hiện những sơ hở, thiếu sót để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung... nhằm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT.
Ngoài ra, các sở bưu chính viễn thông cần tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông, Internet và CNTT tại địa phương. Phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý hoặc đề xuất các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính viễn thông trên địa bàn quản lý.
Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông yêu cầu phải thực hiện 6 nhiệm vụ gồm: kiểm soát chặt chẽ các khâu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, mua sắm trong thiết bị...
Theo chỉ thị này, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa gửi trong bưu phẩm, bưu kiện và các gói, kiện hàng khi tiếp nhận của khách hàng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Internet và CNTT tổ chức rà soát và báo cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hiện tượng nghi vấn để kịp thời kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp cước dịch vụ viễn thông quốc tế, khai thác bất hợp pháp các dịch vụ Internet, Internet phone... nhất là ở các thành phố lớn và các khu vực biên giới.
Theo Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, so với những lĩnh vực vi phạm khác, số lượng các vụ vi phạm, buôn lậu và gian lận qua đường Bưu điện có giảm, nhưng tính chất vi phạm lại phức tạp và tinh vi hơn.
Những mặt hàng trọng điểm mà đối tượng buôn lậu sử dụng qua đường Bưu điện chủ yếu là tân dược, mỹ phẩm, đồng hồ đeo tay và xuất lậu một số mặt hàng đặc biệt khác như cổ vật, tiền cổ, ma túy... Không chỉ nhằm buôn lậu kiếm lời, đường vận chuyển bưu điện còn bị lợi dụng gửi các văn hóa phẩm có nội dung phản động đồi trụy. Đặc biệt, với mặt hàng heroin, các đối tượng buôn lậu luôn có những hình thức gian lận tinh vi như dùng hình thức chia nhỏ hàng ra gửi thành nhiều lần. |
Bắt giữ hàng nhập lậu lớn nhất tỉnh Bạc Liêu
Đội chống buôn lậu thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu, ngày 7/5, đã phát hiện 2 xe tải vận chuyển hàng nhập lậu, trốn thuế với số lượng hàng hóa lớn, có nguồn gốc từ TP HCM.
Số lượng hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ bị tạm giữ thuộc nhiều chủng loại, trị giá hàng trăm triệu đồng. Riêng hàng trốn thuế là 110 triệu đồng.
Một xe tải chở 35 loại hàng hóa nhập lậu với hơn 1.970 sản phẩm như: phụ tùng xe ôtô, linh kiện điện tử, điện thoại bàn, điện thoại di động, đĩa nhạc... Xe còn lại chở chủ yếu phụ tùng xe đạp, môtô...
Đây là vụ bắt giữ, xử phạt hàng nhập lậu, trốn thuế lớn nhất từ trước đến nay ở Bạc Liêu. |
Khách du lịch mất ô tô (NLĐ)- Mới đây, tại bến đò Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra một vụ mất ô tô 4 chỗ ngồi mang biển số 52S-6173 của anh Võ Duy Quang, ngụ đường Hai Bà Trưng, quận 1-TPHCM.
Anh Quang cho biết: Sau khi gửi xe, nhân viên bến đò không đưa phiếu mà thỏa thuận khi lấy xe sẽ trả tiền là được. Tuy nhiên, khi anh Quang đi du lịch các đảo trở về thì chiếc xe đã không cánh mà bay, hỏi nhân viên bến đò thì được biết đã có người lấy. Đây là vụ mất ô tô đầu tiên ở Nha Trang trong hàng chục năm qua. Vụ việc đang được Công an TP Nha Trang điều tra. |
VKS phúc thẩm nhận huân chương lao động
Hôm nay, VKS phúc thẩm tại TP HCM (Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm) đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng; Đồng thời nhận Cờ thi đua của Chính phủ do có nhiều thành tích thi đua trong năm 2004.
Hai cá nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng Ba là ông Đinh Thế Trạc - Viện trưởng VKS phúc thẩm tại TP HCM và ông Võ Chí Thiện - Kiểm sát viên trung cấp.
VKS phúc thẩm tại TP HCM là đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, thực hiện chức năng kiểm sát xét xử phúc thẩm các loại án có kháng cáo, kháng nghị của 22 tỉnh, thành phố trong khu vực. Trong những năm 1995-2004, VKS phúc thẩm tại TP HCM đã cùng Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM nghiên cứu, đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn, rất có tác dụng cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. |
Vụ án “Vườn điều”: Xin lỗi gia đình bà Nguyễn Thị Lâm
Về mức bồi thường, các cơ quan chức năng sẽ thỏa thuận sau với những người bị oan sai. Dưới sự chứng kiến của chính quyền và người dân địa phương, gia đình bà Lâm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền đăng lời xin lỗi trên báo Nhân Dân và báo Đảng Bộ Bình Thuận , tiếp tục làm rõ thủ phạm đã giết chết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án này, đồng thời điều tra lại vụ án giết người mà Huỳnh Văn Nén (con rể bà Lâm) đang thụ án và có dấu hiệu oan sai.
Đặc biệt cần có biện pháp xử lý thích đáng ông Cao Văn Hùng (nguyên điều tra viên Công an tỉnh Bình Thuận, người điều tra vụ án). Lật lại vụ án “vườn điều”, ngày 19-5-1993, bà Dương Thị Mỹ (Tân Minh, Hàm Tân) bị giết chết. Trong thời gian dài, vụ án bị bế tắc vì cơ quan điều tra không tìm ra thủ phạm.
Ngày 28-4-1998, khi một vụ án mạng khác xảy ra tại địa phương này, căn cứ vào lời khai của Huỳnh Văn Nén (con rể bà Lâm - người đang thi hành án chung thân), cơ quan điều tra tỉnh Bình Thuận đã phục hồi điều tra vụ án giết chết bà Dương Thị Mỹ, đồng thời kết luận các thành viên của gia đình bà Lâm là thủ phạm.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 6-8-2004, TAND Bình Thuận đã tuyên phạt bà Lâm 7 năm tù giam, các bị cáo khác cũng bị án phạt ở nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên, trong phiên xử phúc thẩm (từ 9 đến11-3-2005), TAND tối cao tại TP.HCM đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, đồng thời kiến nghị Bộ Công an chỉ đạo điều tra lại vụ án giết chết bà Dương Thị Mỹ. Đến tháng 12-2005, Viện KSND tối cao và Bộ Công an đã có quyết định đình chỉ điều tra vụ án này. |
Chuyển hồ sơ sai phạm ở Tổng Cty Thuỷ sản sang cơ quan điều tra Bộ công an
Theo đó, thủ tướng nhận định những sai phạm trong quản lý kinh tế xảy ra tại Tổng công ty Thủy sản " kéo dài và nghiệm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước". Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ “chuyển hồ sơ, tài liệu về những vụ việc có dấu hiệu của tội cố ý làm trái quy định, gây thiệt hại về kinh tế để Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”; đồng thời yêu cầu thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào kết luận thanh tra để kiểm điểm, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân tại các ngân hàng trực thuộc liên quan đến các sai phạm trên.
Bên cạnh đó, thủ tướng cũng có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Thuỷ sản làm rõ, xử lý những tồn tại về tài chính tại tổng công ty này. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, các cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm từng sai phạm tại tổng công ty qua các thời kỳ.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thuỷ sản cắt cử một thứ trưởng kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thuỷ sản để chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận của thủ tướng, củng cố, sắp xếp lại tổ chức và xử lý các tồn tại về tài chính, ổn định sản xuất.
Liên quan đến một số dự án xây dựng cảng cá phía Nam do Bộ Thuỷ sản trực tiếp quản lý và đầu tư, thủ tướng đồng ý về những nội dung nếu trong kết luận thanh tra, nhưng nhấn mạnh sai phạm chủ yếu tại Cảng cá Cà Mau và Cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng) và xảy ra ở hầu hết các giai đoạn đầu tư xây dựng, gây lãng phí vốn. Thủ tướng yêu cầu Bộ Thủy sản kiểm điểm nghiêm túc việc chỉ đạo, quản lý đối với các dự án này từ khâu quy hoạch, tổ chức và quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vốn, kiểm tra giám sát trong quá trình xây dựng...
Lãnh đạo Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân trực thuộc có liên quan đến sai phạm, xử lý các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về góc độ kinh tế. Ngoài ra, chủ tịch UBND các địa phương Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Thuận, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế phải chỉ đạo kiểm điểm, xử lý các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền có liên quan đến các sai phạm ở từng dự án; chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém trong quản lý, điều hành. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng phải xử lý các sai phạm của các đơn vị, cá nhân trực thuộc tại các dự án thành phần. Kết quả xử lý các sai phạm trên, thủ tướng yêu cầu phải được “phản hồi” đến thủ tướng trước ngày 31-12. |
Người đàn bà bị chồng truy sát
Bà Nguyễn Thị Lẹ (Cà Mau) mỗi khi ra đường thường trùm khăn kín mít chỉ còn hở 2 con mắt, cố che giấu những vết xẹo trên cơ thể do bị chồng tạt axít. Nhiều tháng nay, bà không dám trở về nhà, vì ở đó người chồng luôn đe dọa, khủng bố rằng sẽ giết vợ bất cứ lúc nào.
Theo lời bà Lẹ, bà và ông Lê Văn Xiêm lấy nhau hơn 30 năm. Gia đình bà làm ăn buôn bán phát đạt, được xếp vào diện khá giả ở thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Năm 1999, phát hiện chồng định rút 500 triệu đồng của gia đình tại ngân hàng đi bao bồ nhí, bà Lẹ đâm đơn ra tòa ly dị; đồng thời nhờ cơ quan chức năng phong tỏa khoản tiền trên.
Trưa 14/2/2002, khi cả nhà đi vắng, bà Lẹ đang ngủ trưa, ông Xiêm khóa trái cửa, cắt dây điện thoại, dội thẳng ca axít vào người vợ. Trận đòn thù khiến bà Lẹ bị thương tật vĩnh viễn 69%.
Ngày 15/2/2003, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Cà Mau khởi tố vụ án, tạm giam ông Xiêm về tội cố ý gây thương tích. 5 tháng sau, ông được đình chỉ điều tra với lý do "không đủ năng lực trách nhiệm hình sự trước, trong và sau khi gây án". Điều này được căn cứ vào giám định của Bệnh viện Tâm thần Trung ương II.
Theo bà Lẹ, kết luận pháp y trên là không khách quan. "Suốt 30 năm chung sống, chồng tôi không có những biểu hiện của bệnh tâm thần. Ông Xiêm nhiều lần được đưa đi khám điều trị các bệnh tật khác nhau, nhưng chưa có bác sĩ hay bệnh viện nào xác định là bị bệnh tâm thần". Trước khi gây án 1 tuần, ngày 7/2/2002, ông Xiêm còn ký hợp đồng làm ăn với đối tác.
Từ ngày được đình chỉ điều tra đến nay, ông Xiêm liên tục đòi chia tài sản; lấy tiền gia đình ăn chơi trác táng hơn trước. Thậm chí ông còn yêu cầu vợ xin bãi nại cho chồng. Không nhận được sự ủng hộ của vợ, ông thường xuyên chửi bới, hăm dọa giết bà Lẹ. Chính quyền can thiệp, ông Xiêm lại trình giấy chứng nhận tâm thần. Từ đầu năm 2004 đến nay, bà Lẹ không dám ở nhà, đi sống nhờ ở một nơi thật xa; đồng thời gõ cửa các cơ quan chức năng mong giải thoát cho bà khỏi cảnh khốn cùng. |
Chủ tịch xã có quyền xác nhận hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Theo Sở Tư pháp TP HCM, chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã, phường được phân công chịu trách nhiệm ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam nơi họ thường trú. Việc này sẽ chấm dứt tình trạng một số văn bản xác nhận hôn nhân có yếu tố nước ngoài của cấp cơ sở thường không được Sở Ngoại vụ chấp nhận.
Sở Tư pháp TP HCM cho biết, thời gian qua, nhận được nhiều phản ánh về việc văn bản của UBND xã, phường, thị trấn do ủy viên văn phòng ký tên và đóng dấu, xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để đăng ký kết hôn ở nước ngoài, đã không được Sở Ngoại vụ TP HCM ký hợp pháp hóa lãnh sự. Lý do là Sở Ngoại vụ cho rằng, người ký văn bản trên không có thẩm quyền.
Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền cho công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài, Sở Tư pháp TP HCM đã ra hướng dẫn về thẩm quyền ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Theo đó, chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã, phường là người được phân công chịu trách nhiệm ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam nơi họ thường trú.
Sở Tư pháp cho biết, việc này được căn cứ văn số 2121/TP-HT ngày 25/8/2003 và Công văn 1943/TP-HT ngày 27/10/2000 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Trong đó, quy định về trình tự cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã được phân công ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung xác nhận. |
Trộm cắp số thuê bao ĐTDD - thủ đoạn mới của đạo tặc
Tại Hà Nội gần xuất hiện tình trạng một số khách hàng sử dụng điện thoại di động trả tiền trước của VinaPhone và MobiFone bỗng nhiên bị mất liên lạc. Công an phát hiện số điện thoại của những trường hợp trên đã bị Trần Văn Hải (21 tuổi, Đống Đa) ăn trộm, bán cho người khác kiếm lời.
Hai tháng qua, Hải đã lấy được 28 số điện thoại. Gần một nửa số này đã được Hải tiêu thụ với giá 800.000-1.000.000 đồng/simcard.
Hải khai, chỉ ăn trộm những số điện thoại đẹp, dễ nhớ vì loại này hiện nay được nhiều người tìm mua. Thủ đoạn của Hải dựa vào quy định của ngành bưu điện rằng, khách sử dụng điện thoại trả tiền trước (trong trường hợp không có phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ điện thoại di động) khi mất simcard phải liệt kê được 5 cuộc gọi thường xuyên từ các máy khác đến số máy đã mất, thì sẽ được bưu điện cho đăng ký sử dụng lại số thuê bao đó.
Trước khi tiến hành ăn trộm, Hải nhắm trước số điện thoại, gọi tới số này xem có người sử dụng hay không. Khi biết chắc simcard đang hoạt động, Hải gọi 5 lần từ 5 máy khác tới số này. Tiếp đó, Hải thuê người ra bưu điện giả làm chủ số điện thoại, thông báo bị mất simcard để bưu điện làm thủ tục cho đăng ký lại. Hải đem bán số thuê bao đó bán cho khách có nhu cầu; đồng thời đưa người mua hợp đồng đăng ký sử dụng khống. Khám nhà đạo tặc 21 tuổi, trinh sát thu 6 hợp đồng đăng ký sử dụng điện thoại cùng 16 số điện thoại chưa kịp tiêu thụ.
Công an xác định, tổng cộng Hải đã ăn trộm 28 số thuê bao di động. Nội vụ đang được Phòng An ninh kinh tế Công an Hà Nội lập hồ sơ, sau đó sẽ chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra thành phố xử lý theo thẩm quyền. |
Thủ đoạn lừa đảo mới trong kinh doanh vàng bạc
Nhận hàng kim hoàn để chế tác lấy tiền công, nhưng sau khi hoàn thành Nguyễn Đình Tiềm không giao lại đầy đủ cho khách mà chỉ giao trả một phần, phần còn lại bảo làm chưa xong và nhận nợ. Với thủ đoạn này, Tiềm đã chiếm đoạt hàng nghìn chỉ vàng và nhiều tỷ đồng.
Cơ quan điều tra nhận định, đây là phương thức tội phạm lần đầu xuất hiện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Tháng 4/2004, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hợp giao Nguyễn Đình Tiềm quản lý cửa tiệm kim hoàn tại đường Hồng Hà, Phúc Xá, Hà Nội, với tài sản hơn 1 tỷ đồng cùng trên 1.000 chỉ vàng chế tác cho khách. Tháng 2/2005, anh Hợp tố cáo đã bị Tiềm lừa chiếm đoạt hơn 600 chỉ vàng và 855 triệu đồng.
Ngày 4/3, Tiềm bị bắt tạm giam. Khám nơi ở của đối tượng, lực lượng chức năng thu được một số giấy tờ cùng hệ thống sổ sách giao nhận, gia công vàng bạc cho các cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian làm thuê cho vợ chồng anh Hợp. Trong thời gian này, cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của 2 chủ tiệm kim hoàn là Trần Lan Anh (Lạng Sơn), Trần Việt Dũng (Thái Nguyên) về việc bị Tiềm chiếm đoạt 320 triệu đồng cùng 500 chỉ vàng. Theo kết quả xác minh, trong thời gian mở cửa hàng tại phố Hàng Bạc, Tiềm đã giao dịch với hàng chục tiệm kinh doanh kim hoàn ở Hà Nội và địa phương lân cận để nhận chế tác vàng. Khi sản phẩm hoàn thành, Tiềm chỉ trả một phần cho khách, số còn ghi nợ. Khoảng cuối năm 2002, số tiền đối tượng giữ của khách khoảng 10 tỷ đồng song không có khả năng thanh toán. Các chủ nợ liên tục đòi tiền, gia đình Tiệm trả được khoản 5 tỷ.
Vụ án đang tiếp tục được điều tra làm rõ. |
Lợi dụng nhân viên ngành điện để vòi tiền (NLĐ)- Lúc 21 giờ 30 ngày 20-1, chị Nguyễn Thị Kiều Huệ (SN 1972, chủ điểm kinh doanh Internet trên đường Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh - TPHCM), điện báo cho Công an phường về việc có 1 nhân viên điện lực đến vòi tiền.Công an phường có mặt kịp thời, bắt giữ Nguyễn Ngọc Hùng Phương (SN 1982, ngụ Bình Thạnh). Phương mặc quần áo bảo hộ lao động ngành điện lực, đeo bảng tên “Nguyễn Ngọc Hùng Phương, nhân viên Điện lực Gò Vấp”. Công an phường thu giữ: 4 phiếu giải quyết vi phạm hợp đồng, 2 phiếu đăng ký sử dụng điện, 1 phiếu khảo sát sử dụng điện và một bộ hồ sơ đăng ký mua điện. Được biết, trước đây Phương có làm nhân viên Điện lực Gò Vấp, nhưng đã bị sa thải. |
Xét xử Thọ "Đại uý": Chạy tội ngay giai đoạn điều tra
Đại diện VKS, ông Nguyễn Văn Chung, hỏi bị cáo Thọ: “Trong vụ giết anh Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng, lúc đầu bị cáo “chạy” là để được vô can trong vụ này, đúng không?”. Thọ (cúi đầu) rồi đáp lí nhí: “Dạ, đúng”. Lập tức, ông Chung yêu cầu Thọ kể lại quá trình “chạy tội” như thế nào. Thọ cho biết khi Năm Cam bảo trước hết phải “dàn xếp” với Nguyễn Mạnh Trung (nguyên phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM) thì Thọ đồng ý.
“Theo bị cáo, khi dàn xếp với Nguyễn Mạnh Trung - lúc đó vừa là phó thủ trưởng cơ quan điều tra, vừa là phó ban chuyên án - thì đã yên tâm chưa?” - đại diện VKS hỏi tiếp. “Dạ, rất yên tâm”, Thọ đáp. Đại diện VKS cho rằng hoạt động kiểm sát nhiều khi bó tay trước những thủ đoạn tinh vi của các bị cáo, khi việc chạy tội để được vô tội đã hoàn tất ngay từ giai đoạn điều tra.
Theo đại diện VKS, sau khi Thọ bị đề nghị tội gây rối trật tự công cộng thì mới có chuyện “chạy” đến một số cán bộ ở VKS. Về lời khai của Thọ nhờ Nguyễn Công Triều (nguyên điều tra viên cơ quan điều tra Công an TP.HCM) “gõ cửa” bà Hoa, kiểm sát viên phòng trị an (VKS nhân dân TP.HCM), ông Chung nói rằng “bị cáo đã nhờ sai đường vì bà Hoa không phụ trách trọng án. Bà Hoa cũng không phải là người có chức vụ, quyền hạn gì để các bị cáo nhờ chạy tội”.
Về khoản tiền 4.000 USD chi cho Nguyễn Văn Thành (nguyên viện trưởng VKS nhân dân quận 4), ông Chung hỏi Thọ: “Khi nhờ người đưa tiền cho Thành xong, bị cáo có xác nhận lại không?”. Thọ khai có điện thoại di động cho Thành, Thành bảo: “Đã nhận đủ tiền”. Ông Chung cho biết đây là tình tiết mới bị cáo Thọ khai ra trước tòa, trong quá trình điều tra và cáo trạng không có đề cập việc này.
Nhận hối lộ để “bảo kê” sòng bạc!
Hội đồng xét xử cũng đã xét hỏi hành vi của Thọ “đại úy” trong việc tổ chức các sòng bạc tại quận 4 và quận 8, TP.HCM từ năm 1998 -2001. Để các sòng bạc tồn tại hoạt động, Thọ đã chỉ đạo Nguyễn Văn Lắn (tức Lũng “đầu bò”) và Phạm Thái Hòa (Hòa “bò lục”) chi tiền hối lộ cho một số cán bộ công an cấp phường và quận để được họ làm ngơ, mỗi ngày chi 4 - 5 triệu đồng từ lợi nhuận các sòng bạc.
Thọ khai khi sòng bạc hoạt động, Thọ đã gặp Đặng Ngọc Ca (nguyên trưởng Công an phường 10, quận 4), Lê Anh Dũng (nguyên phó Công an phường 10 và Nguyễn Xuân Lai (cảnh sát khu vực) để “xin phép” cho sòng bạc hoạt động.“Có hứa hẹn chi tiền hằng tuần không?” - chủ tọa hỏi. “Khi xin phép thì các anh ấy làm thinh, nhưng khi đưa tiền thì nhận” - Thọ đáp.
Tương tự Thọ đã chi tiền “bảo kê” cho Nguyễn Văn Thắng, Lê Tấn Tài (cả hai nguyên là đội trưởng đội cảnh sát hình sự Công an quận 4), kể cả Võ Văn Tâm (nguyên đội trưởng phòng chống tệ nạn xã hội Công an TP.HCM, đã bị tuyên phạt trong vụ Năm Cam).
Hôm nay, 28-10 HĐXX tiếp tục làm việc. |
Hành xử xã hội đen ở Củ Chi
Khoảng 19h ngày 1/3, 6 thanh niên cầm gậy gộc, mã tấu bất ngờ xông vào nhà của bà Lê Thị Cá (chủ doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Ngọc Sương ở ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, Củ Chi, quốc lộ 22) đuổi đánh người, đồng thời phá nát các cửa kính căn nhà này.
Theo tường thuật của anh Cường, con của bà Cá, trước đó khoảng nửa tiếng, có hai thanh niên đến đổ xăng rồi yêu cầu trả lại giấy chứng minh nhân dân với lý do đã gán nợ lúc trước vì thiếu tiền. Sau khi anh Cường cho biết không có giấy chứng minh theo yêu cầu, hai thanh niên này hăm dọa sẽ quay lại xử lý.
Y hẹn, 7h tối, 6 tên thanh niên hùng hổ cầm gậy và mã tấu xông đến cây xăng khiến tất cả nhân viên bán xăng bỏ chạy tán loạn. Có 4 tên cầm mã tấu bao quanh anh Cường hỏi: "Bây giờ mày trả giấy tờ không?". Khi thấy anh nói "không giữ làm sao mà trả lại" thì nhóm này bất ngờ vung mã tấu lên. Anh Cường bỏ chạy vào nhà liền bị chúng rượt theo chém trúng vào 2 tay. Vừa vào trong nhà, anh Cường luồn ra cửa sau và trốn vào vườn theo những nhân viên bán xăng. Không tìm được mọi người, bọn chúng xả mã tấu, ném đá loạn xạ vào cửa kính của nhà anh Cường.
Một số người chứng kiến vụ việc cho biết, sau khi dùng mã tấu quậy phá, nhóm thanh niên kia còn tụ tập ở một quán nước gần đó trò chuyện. Trong số 6 đối tượng trên, họ nhận diện được một vài thanh niên ở địa phương.
Theo công an xã Tân Phú Trung, vụ án đang được tiến hành điều tra để xác định rõ nguyên nhân. Hiện tại, đã xác định được 3 đối tượng là người địa phương theo nhận diện của các nhân chứng. Bên cạnh đó, công an xã cũng đã đề nghị khởi tố vụ án này và sẽ làm rõ để khởi tố các đối tượng có liên quan. |
Ngày 11/3, UBND H.Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết: ngay sau khi Cơ quan An ninh điều tra đồng loạt thi hành lệnh khởi tố, khám xét đối với Trưởng phòng Địa chính - nhà đất và đô thị cùng 3 cán bộ địa chính khác, lãnh đạo huyện đã ra quyết định đình chỉ công tác và sinh hoạt Đảng đối với 4 người này để tạo điều kiện phục vụ công tác điều tra.
Thực hiện ý kiến của đoàn kiểm tra liên ngành thành phố, UBND huyện đã chỉ đạo phòng ban chức năng và UBND các xã (đặc biệt các xã có đất rừng) rà soát ngay các trường hợp xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao, vườn liền kề chưa đúng quy định để lập biên bản và báo cáo UBND huyện ra quyết định thu hồi, hủy bỏ hoặc chỉnh lý lại theo quy định. Những trường hợp cố ý làm trái, cấp đất ở, ao, vườn liền kề trên đất lâm trường để thực hiện mua bán chuyển nhượng thì kiên quyết thu hồi và hủy bỏ theo thẩm quyền; với những cá nhân vi phạm sẽ bị xem xét xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật.
Tính đến nay đã có 4 bị can bị khởi tố gồm: Nguyễn Xuân Hào (Trưởng phòng Địa chính - nhà đất và đô thị), Nguyễn Văn Hanh (cán bộ địa chính huyện), Dương Văn Thêm và Nguyễn Văn Tung (đều là cán bộ địa chính xã). |
Bình Thuận đình chỉ 9 cảnh sát giao thông để kiểm điểm
Chiều qua, đại tá Trần Hồng Trinh, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết ban giám đốc Công an tỉnh đã quyết định tạm đình chỉ công tác tuần tra, kiểm soát đối với 9 cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, cũng như cán bộ có trách nhiệm trong ca trực mà báo chí đã phản ánh.
Những cảnh sát giao thông này phải tiến hành làm bản tự kiểm điểm, chờ xem xét xử lý kỷ luật.
Cùng với việc tạm đình chỉ công tác số cán bộ chiến sĩ nói trên, chúng tôi cũng đã thành lập tổ kiểm tra, xác minh để làm rõ sai phạm của lực lượng cảnh sát giao thông Bình Thuận mà báo đã nêu. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm minh sau khi có kết quả xác minh cụ thể, đại tá Trinh nói. |
TP.HCM: tập trung kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
Theo đó, VKS hai cấp của TP phải tập trung làm tốt công tác kiểm sát lập hồ sơ 100% các vụ án mà tòa án đưa ra xét xử, kịp thời yêu cầu tòa án xác minh hoặc tự mình xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án; cử kiểm sát viên tham gia tất cả các phiên tòa xét xử; nâng cao chất lượng kháng nghị các bản án về dân sự, hôn nhân, hành chính, lao động...
Bên cạnh đó, theo tinh thần chỉ đạo của VKS nhân dân tối cao trước đó, trong năm 2004 ngành kiểm sát TP.HCM sẽ triển khai thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự mới; phối hợp với các cơ quan tư pháp đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm xâm phạm an ninh, tham nhũng, buôn lậu, ma túy và các loại tội phạm có tổ chức. |
Bắt đối tượng tống tiền
Đó là Nguyễn Quang Huy (sinh 1982, thường trú tại huyện Tân Yên, Bắc Giang) là nhân viên hợp đồng của Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng, tại chi nhánh sân bay Cam Ranh. Tại nơi tạm giữ, Nguyễn Quang Huy nói rằng phải đi tống tiền để chuộc lại chiếc xe Dream II đã đem cầm cố gần hai tháng tại một địa chỉ trên đường Lê Hồng Phong (Nha Trang).
Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết Nguyễn Thanh Sang (sinh 1984, con trai trùm xã hội đen Hai Chi - Nguyễn Thanh Gương) sẽ bị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đưa ra xét xử ngày 31-3, với tội danh “cố ý gây thương tích”.
Theo cơ quan điều tra, do biết cha mình có mâu thuẫn với Võ Văn Tài (Tân Lập, Hàm Thuận Nam) nên chiều 6-4-2005, Sang cùng ba đàn em mang hung khí đến quán cà phê Gió Bụi của Tài và chém người này bị thương tật đến 66%. Hai tháng sau đó, ngày 6-6-2005, Sang lại cầm đầu cho đàn em là Lê Hữu Đức đâm bị thương một thanh niên khác với tỉ lệ thương tật 7%.
Công an tỉnh Bạc Liêu vừa tiến hành khám xét nơi ở và làm việc, đồng thời tiến hành bắt khẩn cấp bị can Lý Trung Dũng - nhân viên Trung tâm Thông tin tài nguyên thuộc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bạc Liêu - về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”.
Lý Trung Dũng đã nhận 30 triệu đồng của bà Trang Thị Thúy, ấp 12, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. |
Đề nghị cách chức Giám đốc MobiFone để khởi tố điều tra
Thanh tra Nhà nước vừa đề nghị cách chức ngay 4 cán bộ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN để điều tra, làm rõ sai phạm. Họ gồm: Phó tổng giám đốc Lâm Hoàng Vinh, Trưởng ban Giá cước tiếp thị Dương Chi Lan cùng Giám đốc MobiFone Đinh Văn Phước và Phó giám đốc Nguyễn Chính.
Theo kết quả thanh tra, Trưởng ban Giá cước tiếp thị Dương Chi Lan có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc lập, trình và tham mưu phương án giá cước để Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) trình các cơ quan nhà nước trái với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. VKSND Tối cao đã có kháng nghị nhưng Dương Chi Lan vẫn cố ý vi phạm tiếp. Dương Chi Lan còn là người thẩm định và là thành viên hội đồng tư vấn sửa đổi hợp đồng BCC khai thác mạng MobiFone dẫn đến thua thiệt cho phía VN hơn 860 tỷ đồng.
Nguyên trưởng ban Hợp tác quốc tế Lâm Hoàng Vinh, nay là Phó tổng giám đốc VNPT, với vai trò là người thẩm định đã tham mưu đề xuất thiếu căn cứ để lãnh đạo VNPT phê duyệt phương án thay đổi tỷ lệ ăn chia gây thua thiệt cho nhà nước.
Thanh tra Nhà nước xác định, Giám đốc Công ty Thông tin di động (VMS - MobiFone, trực thuộc VNPT) Đinh Văn Phước và Phó giám đốc Nguyễn Chính cũng thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất để lãnh đạo VNPT phê duyệt phương án thay đổi tỷ lệ ăn chia thua thiệt nêu trên. |
Côn đồ đâm chết người dân vô tội
Một nhóm giang hồ ở Hà Nội đi đòi tiền nhưng không gặp được con nợ. Chúng tức tối gây sự, rút dao đâm trọng thương hai người dân vô tội ở gần đó. Một trường hợp sức khoẻ không hồi phục, 6 tháng sau tử vong. Tranh cãi về tội danh của các bị cáo bắt đầu từ tình tiết này: giết người hay cố ý gây thương tích?
4 trong 5 bị cáo tham gia gây án đều là những tay "anh chị" trong giới xã hội đen, từng ngồi tù về các tội cướp tài sản và gây rối trật tự công cộng dù tuổi đời còn rất trẻ (20-27).
Đoàn Hải Linh (1980, trú khu bãi rác Thành Công, Đống Đa, Hà Nội) có mâu thuẫn tiền bạc với Nguyễn Quang Thắng. Chuyện nợ nần 3 năm vẫn chưa giải quyết dứt điểm, nên chiều 24/3/2004, phát hiện ra nơi Thắng "lánh mặt", Đoàn Hải Linh kéo đồng bọn gồm: Nguyễn Tiến Đạt (1985, phường Ngọc Khánh, Ba Đình), Hoàng Trung Thành (1981, khu bãi rác Thành Công, Đống Đa), Phạm Tùng Bách (1978, Xuân La, Tây Hồ), Vũ Duy Thịnh (1984, phường Ngọc Khánh, Ba Đình) đi đến đây đòi tiền. Đám đông mang theo 3 con dao nhọn chọc tiết lợn.
Tới khu trọ ở Dịch Vọng, cả nhóm không thấy Nguyễn Quang Thắng ở nhà. Gặp Phạm Quốc Chỉnh (lái xe ôm) ở đây, Đoàn Hải Linh hỏi: "Thắng 'Đen' đâu rồi". Câu trả lời "em không biết" đã khiến cả bọn tức giận. Chúng bắt Chỉnh gọi điện thoại nhiều lần cho Thắng nhưng đầu dây bên kia không bắt máy. Cả nhóm côn đồ lao vào hành hung Chỉnh. Anh Triệu Đức Minh (hàng xóm) thấy vậy tới can ngăn liền bị chúng cầm dao đâm trọng thượng vào bụng. Vẫn chưa buông tha, đám đông lao tới giẫm đạp anh Minh. Trong lúc này, anh Nguyễn Văn Phúc chạy vào cứu Triệu Đức Minh, liền bị đâm nhiều nhát vào tay.
Bác sĩ xác nhận, anh Minh bị thương tật 74%, anh Phúc 24%. 6 tháng sau khi bị đâm sức khoẻ anh Minh ngày càng suy giảm và đã chết do tràn dịch màng phổi và dính ruột từ vết mổ.
TAND Hà Nội vừa mở phiên sơ thẩm xét xử Đoàn Hải Linh về tội giết người và cố ý gây thương tích; Vũ Duy Thịnh, Hoàng Trung Thành, Nguyễn Tiến Đạt, Phạm Tùng Bách về hành vi giết người. Tại toà, luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng nhát dao đâm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của Triệu Đức Minh. Nạn nhân tử vong do trong người có bệnh lý từ trước. Theo quản điểm của luật sư, không thể áp dụng hình phạt giết người cho hành vi này.
TAND Hà Nội không đồng tình với lời bào chữa trên. HĐXX thừa nhận anh Minh chết một phần do bệnh lý. Nhưng nguyên nhân chính gây tử vong vẫn là nhát dao đâm thủng bụng, làm lòi ruột ra ngoài. Theo quan điểm của toà, chủ mưu vụ việc là Đoàn Hải Linh. Bị cáo Thành và Thịnh là hung thủ trực tiếp cầm dao... Xét hành vi của các đối tượng, chiều 9/5, HĐXX tuyên phạt Linh án chung thân; Thịnh: 20 năm; Thành: 16 năm; Đạt: 14 năm và Bách: 9 năm. Các bị cáo phải bồi thường 80 triệu đồng cho 2 bị hại. |
Dự án khu dân cư Tân Đông Hiệp B, Bình Dương: Bội ước hợp đồng với khách hàng
Trong thư ngỏ gửi khách hàng do tổng giám đốc CTTH Trần Quốc Tuấn ký, cho biết theo kết luận tại công văn số 37/TB-UBND ngày 9-3-2006 của UBND tỉnh Bình Dương, việc mua bán đất trong khu dân cư Tân Đông Hiệp B, xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, Bình Dương trước đây là không hợp pháp. Vì vậy, UBND tỉnh yêu cầu thu hồi dự án và trả lại tiền cho người mua để bố trí tái định cư đúng qui định.
Thực tế ra sao? Dự án khu dân cư Tân Đông Hiệp B có diện tích 34,6ha đã được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho CTTH làm chủ đầu tư năm 2002, được phê duyệt chi tiết năm 2003...
Dự án không nêu cụ thể là phục vụ tái định cư. Từ năm 2002, phía CTTH bắt đầu bán nền cho khách hàng theo hình thức góp vốn đầu tư. Tổng số nền đất là 846 nền, trong đó chuyển nhượng cho khách hàng 617 nền, phần còn lại là tái định cư. Giá bán cho khách hàng từ 200.000-1.050.000 đồng/m 2 , tùy theo vị trí.
Theo nhiều khách hàng, hầu hết đều không được mua giá gốc mà phải qua các trung gian là nhân viên, cán bộ của công ty hoặc những người đầu tư với giá 1,1-1,7 triệu đồng/m 2 .
Đến nay đa số khách hàng đã nộp khoảng 70% giá trị nền đất, có trường hợp nộp lên đến 90% số tiền nền, chia làm nhiều đợt. Thông tin từ CTTH cho biết chỉ riêng 617 nền, tổng giá trị hợp đồng trên 38 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau bốn năm bán cho khách hàng, đến nay dự án vẫn còn trên giấy. Trong khi đó, quyết định phê duyệt qui hoạch chi tiết dự án do phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Kim Vân ký ngày 22-1-2003 yêu cầu phải triển khai trong vòng một năm, kể từ ngày qui hoạch được duyệt.
“Chưa ra vấn đề”
Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa CTTH và khách hàng nêu: bên B (khách hàng) thanh toán cho bên A (CTTH) 50% giá trị ngay sau khi ký hợp đồng.
Tháng 6-2003, sau khi bên A bắt đầu san lấp mặt bằng thì bên B thanh toán tiếp 20%. Bên B thanh toán 20% tiếp theo khi cắm mốc và bàn giao nền nhà (có đường, cột điện, hệ thống thoát nước).
10% còn lại sẽ thanh toán khi bên A giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên B. CTTH cam kết thời gian giao nền chậm nhất là tháng 12-2003! Sáng 15-4, tại UBND xã Tân Đông Hiệp, khoảng 80 khách hàng có buổi làm việc với CTTH. Ngoài ra còn có đại diện UBND xã Tân Đông Hiệp, UBND huyện Dĩ An.
Tại cuộc họp, tổng giám đốc Trần Quốc Tuấn (tổng giám đốc hiện nay, và theo lãnh đạo huyện Dĩ An đây là lãnh đạo thứ 11 của công ty) cho rằng việc bán đất nền của công ty trước đây (thời ông Ngô Quang Chính làm giám đốc, hiện nay đã chết) là việc làm bất hợp pháp, chỉ bán “đất ảo” trên giấy tờ, mang tính lừa lọc do bán dự án chưa đền bù xong. Việc làm của CTTH hiện nay chỉ là khắc phục hậu quả.
Giải thích này không được khách hàng chấp nhận. Khách hàng cho rằng dự án đã được phê duyệt qui hoạch chi tiết và đã công bố qui hoạch một thời gian dài. Dù mua qua trung gian nhưng tất cả hợp đồng đều được ký trực tiếp với CTTH.
Chưa hết, mỗi lần khách hàng chuyển nhượng đất nền, công ty đều thu tiền phần trăm của khách hàng... Nếu cho rằng CTTH bán dự án ảo, mang tính chất lừa lọc thì trách nhiệm chính quyền địa phương ra sao khi thời gian dài không hay biết? Do vậy các khách hàng không đồng ý nhận tiền mà yêu cầu CTTH phải giao nền như trong hợp đồng và nói rõ thời hạn.
Lãnh đạo huyện Dĩ An cho biết đã nhiều lần làm việc với CTTH “nhưng chưa ra vấn đề”. Cán bộ này yêu cầu đến ngày 20-4-2006, CTTH phải trình phương án giải quyết. Những khách hàng nào mua nền dự án nên trình bày quá trình mua bán, nêu rõ nguyện vọng gửi địa phương để xem xét. Vị lãnh đạo này không nói rõ phương án giải quyết ra sao. |
Một nam thanh niên đã tử vong vì rơi xuống từ lầu bốn
Theo giấy tờ tùy thân và hồ sơ của ĐH Bách khoa, người chết tên Lâm Hữu Lộc, là SV vừa tốt nghiệp hệ tại chức ngành hóa thực phẩm (khoa công nghệ hóa học), thường trú tại đường Hàn Hải Nguyên, quận 11, TP.HCM. Lộc vừa tròn 27 tuổi vào ngày 15-12-2005. Vụ việc đang được làm rõ nguyên nhân. |
Để được trở thành tiếp viên hàng không, anh Lương Chí Đức (Hà Nội) đã phải chi cho "cò" 20.000USD. Thế nhưng, sự việc bất thành. Anh Đức làm đơn khởi kiện. "Cò" thú nhận chỉ được 100 USD tiền thù lao, số còn lại đưa cho người có chức quyền (?).
Tháng 10.2004, kỳ thi tuyển tiếp viên khoá 41 đã được tổ chức tại trụ sở của Vietnam Airlines trên đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội. Ngoài số thí sinh, khá nhiều "cò" đã áp sát từng thí sinh và gia đình tiếp thị "đường dây" chạy việc. Bà Bùi Thị Xuân - mẹ của anh Lương Chí Đức (sinh năm 1982, trú tại số 11 Hàng Giầy, Hà Nội) đã thực sự dao động khi được "cò" tiếp thị.
Bà đã gặp một phụ nữ tên là Nguyễn Ngọc Hoa - trú tại số 2 ngách 117/15 phố Nguyễn Sơn và đã thực sự bị thuyết phục bởi những thông tin về thi tuyển, chỉ tiêu, về các quan chức có trách nhiệm... mà "cò" Hoa đưa ra. Hai bên đã đi đến thống nhất rằng, Hoa sẽ có trách nhiệm đưa Đức trở thành tiếp viên của Vietnam Airlines. Đổi lại, Bà Xuân phải đưa cho Hoa số tiền 20.000 USD "phí giao dịch".
Số tiền này được đưa làm hai giai đoạn, đưa ngay 15.000 USD, 13 ngày sau đưa nốt 5.000 USD còn lại. Cả lần đưa và nhận tiền giữa bà Xuân và Hoa đều có người làm chứng và có viết giấy biên nhận.
Sau đó, Đức trúng tuyển vào học lớp nghiệp vụ tiếp viên hàng không, có thời hạn 6 tháng tại Trung tâm Huấn luyện bay - Vietnam Airlines - 117 đường Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Khoá học kết thúc vào tháng 6.2005.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, Đức không được sắp xếp công việc và cũng không nhận được thông tin gì từ Vietnam Airlines. Sốt ruột, Đức liên hệ với ông Trần Thành - cán bộ Tổng Công ty Hàng không - thì nhận được thông tin rằng lý lịch của anh "có vấn đề" và A17 Bộ Công an đang xác minh.
Ngày 13.3.2006, chúng tôi tìm đến nhà "cò" Nguyễn Ngọc Hoa tại 117/15, ngách 2 phố Nguyễn Sơn (Long Biên - Hà Nội) - người đang bị anh Đức tố cáo. Sau khi xem xong tờ giấy ký nhận tiền, chị ta nói: "Đúng là chữ của em, em có cầm của bà Xuân 20.000 USD". "Thế chị cầm tiền của bà Xuân để làm gì? Có phải là "cò" để chạy cho Đức làm tiếp viên hàng không?". Hoa nói: "Em chỉ được nhận có 100 USD thôi, số tiền còn lại người khác ăn hết... Họ có chức quyền mới được nhiều, bọn em thì được bao nhiêu". Nhưng ai là người có chức quyền nhận tiền thì "cò" Hoa không tiết lộ.
Ngày 14.3.2006, ông Nguyễn Thành Trung - Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines - cho biết: Hiện chưa bắt được tận tay vụ tiêu cực nào. Còn về khoá học tiếp viên hàng không khoá 41 và trường hợp của anh Lương Chí Đức, ông Nguyễn Thành Trung cho biết: Phía công an đã gửi cho Tổng Công ty một bản xác minh lý lịch của các học viên lớp 41. Lúc đầu, họ cho biết là có 9 học viên chưa đạt yêu cầu, nhưng sau đó 1 tháng thì chỉ còn lại một em chưa đạt.
Ông Trung cho biết: Tổng Công ty rất muốn cơ quan công an điều tra làm rõ, nếu phát hiện cán bộ có tiêu cực, Tổng Công ty sẽ xử lý nghiêm. |
Hà Nội: bắt hai tên cướp, giải thoát con tin an toàn
Nhận được tin báo, Công an quận Hoàng Mai đã tới ngay hiện trường. Trong suốt gần 30 phút, mặc dù lực lượng công an kiên trì thuyết phục, hai tên cướp vẫn không chịu buông vũ khí mà còn hung hãn hơn, liên tục dọa giết em Long. Tình thế buộc lực lượng công an phải tổ chức tấn công bất ngờ, quật ngã hai đối tượng, giải thoát “con tin” (em Long chỉ bị thương nhẹ vùng ngực).
Hai tên cướp là Lê Xuân Toàn (1986, không nghề nghiệp, trú tại xóm 11 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai) và Trần Quang Công (1985, lang thang, quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc, thuê trọ tại Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng). Bọn chúng khai đã theo dõi và chuẩn bị vụ cướp này từ một tuần trước đó. |
Nhận hối lộ, một Cảnh sát 113 bị khởi tố (NLĐ) – Ngày 13-4, Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can Đường Văn Thăng (nguyên trung úy Cảnh sát 113 Công an tỉnh Đồng Nai) về hành vi nhận hối lộ.Trước đó, ngày 10-12-2005, khi lập biên bản những người đang tổ chức ghi đề ở P. Tân Tiến, TP Biên Hòa, Đường Văn Thăng đã yêu cầu bà Mộng Nguyệt Thúy “chung” 20 triệu đồng để cho qua vụ việc. Thăng đã nhận 15 triệu đồng và bị phát hiện. |
Quốc tịch nước ngoài cũng được hưởng thừa kế ở Việt Nam
"Tôi là người Việt Nam, lấy chồng và đang sinh sống ở nước ngoài. Bố mẹ muốn tôi thừa kế một mảnh đất ở quê nhà. Trong trường hợp này tôi có quyền không? Nếu thôi quốc tịch Việt Nam, thì giải quyết thế nào?". Bạn đọc Minh Nguyệt.
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật, người mang quốc tịch nước ngoài cũng được hưởng di sản thừa kế là bất động sản ở Việt Nam. Sự khác biệt giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài trong việc hưởng di sản thừa kế (là bất động sản) chỉ thể hiện ở việc đứng tên chủ sở hữu. Công dân Việt Nam được đứng tên chủ sở hữu bất động sản mà họ được thừa kế. Còn người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của khối tài sản được thừa kế chứ không được đứng tên chủ sở hữu (nếu họ không thuộc các đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam theo quy định của pháp luật).
Như vậy, bạn có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ để lại. Trong trường hợp bạn không thuộc các đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì bạn chỉ có thể bán ngôi nhà đó và chuyển tiền ra nước ngoài. |
TP HCM: Đình chỉ công tác một thư ký tòa án nhân dân
Chiều qua, Chánh án TAND TP HCM Bùi Hoàng Danh cho biết đã ra quyết định đình chỉ công tác trong thời gian 3 tháng đối với thư ký TAND quận Bình Thạnh Trương Ngọc Hạnh, thời gian bắt đầu từ ngày 1/3.
Theo tố cáo của đương sự, ngày 27/2, TAND quận Bình Thạnh xét xử bị cáo Phan Hoàng Đạt về hành vi hủy hoại tài sản. Ngày 21/2, lợi dụng sự lo sợ của gia đình bị cáo, Hạnh điện thoại cho người nhà bị cáo này và dọa rằng tội của Đạt rất nặng có thể bị xử đến 12 năm tù (thật ra khung hình phạt này chỉ từ 2-7 năm tù). Hạnh đề nghị chạy được mức 2,5-3 năm tù giam với giá 9 triệu đồng.
Nội dung cuộc ngã giá này diễn ra ngay tại trụ sở TAND quận Bình Thạnh và đã được người nhà của bị cáo Đạt ghi âm đầy đủ.
Theo tin từ TAND TP HCM, thư ký Trương Ngọc Hạnh tốt nghiệp ĐH Luật, có bằng sơ cấp chính trị và bắt đầu công tác tại đây từ ngày 2/2/2001. Thư ký Hạnh cũng đã thừa nhận một số việc liên quan đến tố cáo của gia đình bị cáo Phan Hoàng Đạt. |
Một con bạc VIP cá độ tới 500.000 USD/trận Một nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết, đến nay cơ quan điều tra đã giải mã xong phần lớn các dữ liệu trong máy tính cá nhân thu giữ được tại nhà cựu CSGT Công an TP Hà Nội Bùi Quang Hưng.
Kết quả giải mã đã đưa ra những con số, còn gây sửng sốt hơn rất nhiều so với việc khui ra con bạc khát nước Bùi Tiến Dũng, nguyên tổng giám đốc Ban Quản lý các dự án giao thông 18 (PMU 18 - Bộ GTVT). Trong số này có một khách hàng VIP. Tuy nhiên, đến thời điểm này, danh tính đối tượng này chưa được tiết lộ.
Như Báo Người Lao Động đã từng thông tin, “trận cầu đỉnh cao” của ông Bùi Tiến Dũng là trận CLB Arsenal - Manchester United ở giải ngoại hạng Anh cuối năm 2005 là 320.000 USD. Tuy nhiên, nhân vật mới đã soán ngôi quán quân của ông Dũng khi có trận đã đặt số tiền lớn gần gấp đôi số tiền nói trên, xấp xỉ 500.000 USD. Đồng thời, có thông tin cho rằng tổng số tiền mà cá nhân này ném vào cá độ bóng đá cũng lớn hơn số tiền của ông Dũng tới con số triệu USD.
Đến thời điểm này, cơ quan điều tra cũng đã xác định rằng “ông trùm” Bùi Quang Hưng cũng chỉ là một nhân vật trung gian. Bởi khi nghe tin Hưng bị bắt, giới cá độ chuyên nghiệp cũng tỏ ra ngạc nghiên bởi “ông trùm” lạ hoắc này, chứng tỏ đường dây của Hưng tổ chức rất chặt chẽ với đối tượng khách hạn hẹp. Ông trùm thực sự đứng sau lưng Hưng hiện đã bỏ trốn không lâu sau khi chuyên án 420B xác lập và sau khi 2 “vệ tinh” khác trốn trước. Qua giải mã các thông tin lưu giữ trong máy tính của Bùi Quang Hưng, ngoài vai trò của một trung gian, Hưng cũng là một tay cá độ bóng đá quốc tế chuyên nghiệp. Hưng đã mở tài khoản ở nước ngoài, đăng ký thành viên, đăng ký tài khoản ở khoảng 10 trang web chuyên về cá độ bóng đá quốc tế. Các trang web này muốn truy cập đều phải đăng ký thành viên trả tiền. Trước các trận đấu, các trang web này đều có thông báo chính thức về tỉ lệ bóng của nhà cái đưa ra cho khách hàng lựa chọn rồi đăng ký bắt từng trận cụ thể. Hưng đã bắt độ ở rất nhiều trận. Nếu thắng, nhà cái sẽ chuyển tiền vào tài khoản Hưng đăng ký, ngược lại, khách hàng này cũng sẽ tự động bị trừ tiền trong tài khoản.
Trong thời gian tới, cơ quan điều tra sẽ còn triệu tập thêm một số đối tượng liên quan, hầu hết thuộc 3 thành phần là doanh nghiệp, công an và giới xã hội đen để tiếp tục làm rõ vụ án. . Liên quan đến việc cho mượn xe công vô tội vạ của Bùi Tiến Dũng, Cơ quan Điều tra Tổng cục Cảnh sát phía Nam, đã xác định thêm 4 chiếc ô tô được ông Dũng cho các cơ quan, đơn vị quen biết mượn, trong đó có 1 chiếc ông Dũng cho một trường cao đẳng tại TPHCM mượn không thời hạn cách đây gần 2 năm. |
Đánh vợ cũng bị bắt giam
Trong cơn ghen, Nguyễn Thanh Hải (đường Láng, Hà Nội) thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ là Trần Thị Hạnh. Những cú đấm, đạp của Hải khiến người vợ gãy xương sườn phải đi cấp cứu. Công an đã bắt người chồng vũ phu, đề nghị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Tháng 11/2003, trở về nước sau 6 năm lao động ở Hàn Quốc, Nguyễn Thanh Hải nghi ngờ sự chung thủy của vợ. Hơn một lần, anh ta đã đánh chị Hạnh do nỗi ám ảnh rằng bị "cắm sừng".
Tối 1/2, Hải uống rượu và mắng vợ ăn ở hai lòng; đồng thời xông vào đánh. Chị Hạnh bỏ chạy ra ngoài đường, nhưng bị chồng túm tóc lôi lại hành hung. Cậu con trai 16 tuổi chứng kiến vụ việc đã la thét, gọi hàng xóm ứng cứu.
Cùng ngày, Công an phường sở tại Ngã Tư Sở thực hiện lệnh bắt Nguyễn Thanh Hải. Công an quận Đống Đa đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý anh ta về hành vi cố ý gây thương tích. |
Lâm tặc liên tiếp đánh trọng thương người thi hành công vụ Bắt quả tang lâm tặc vận chuyển gỗ trái phép tại rừng Bù Gia Mập. Tối 2-2-2005, lực lượng bảo vệ Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đang tuần tra thì bất ngờ bị 40 lâm tặc chặn đánh và cướp đi 6 xe Honda ngay tại chốt của Đồn Biên phòng 775. Trưa 6-2, đoàn công tác của Vườn quốc gia bất ngờ bị hàng chục người bao vây, đập phá xe và đánh trọng thương ngay tại ủy ban xã…
Đánh, cướp cả... bộ đội biên phòng!
Ngày 2-2-2005, đội cơ động và trạm bảo vệ rừng số 2 của vườn quốc gia Bù Gia Mập phối hợp với Đồn Biên phòng 779 và 781 tuần tra truy quét lâm tặc tại tiểu khu 5 của vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước và Đắc Nông). Trên đường vào tiểu khu 5, đoàn phát hiện 5 đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép gỗ nhóm 1 bằng xe Honda. Đoàn đã tiến hành lập biên bản phạm pháp quả tang và dẫn về giao toàn bộ người, phương tiện và tang vật cho Đồn Biên phòng 775 tỉnh Đắc Nông xử lý. 20 giờ tối cùng ngày, trên đường rút về ngầm 79 (thuộc địa phận Vườn Quốc gia Bù Gia Mập) để chuẩn bị cho công tác truy quét tại tiểu khu 22 và 24 của vườn vào ngày hôm sau. Khi đoàn tuần tra truy quét đến chốt Biên phòng của Đồn 775 (chốt Đồi Thông) thì bất ngờ bị 30-40 người chặn đánh và cướp đi 6 xe Honda của đoàn, khiến Đồn Biên phòng 779 và 781 phải huy động thêm lực lượng mới giải thoát và đưa được 10 cán bộ (7 kiểm lâm và 3 biên phòng) về cơ quan an toàn.
Trước sự việc nghiêm trọng này, ngày 4-2-2005, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã phối hợp với Đồn Biên phòng 779, 781 và Công an xã Bù Gia Mập sang làm việc với Đồn Biên phòng 775 và UBND xã Quảng Trực, huyện Đắc R’lấp, tỉnh Đắc Nông. “Sau khi làm việc với lãnh đạo Đồn 775, đoàn công tác được biết Đồn 775 và UBND xã Quảng Trực nắm rõ các đối tượng đánh người và cướp xe của đoàn tuần tra ngày 2-2 và các xe bị cướp vẫn được chúng cất giấu trên địa bàn xã”, ông Nguyễn Đại Phú, Giám đốc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho biết. Theo ông Phú, sau khi trao đổi, bàn bạc, Chủ tịch UBND xã Quảng Trực đã chỉ đạo cho các bộ phận chức năng điều tra vụ việc trong ngày 5-2 và báo cáo kết quả cho Vườn Quốc gia Bù Gia Mập vào trưa ngày hôm sau (6-2).
Tấn công người thi hành công vụ ngay tại ủy ban xã!
Tuy nhiên, sau buổi làm việc với UBND xã Quảng Trực, trên đường trở về cơ quan ngang qua chốt Đồi Thông khoảng 300m, đoàn phát hiện 2 xe kéo chở đầy gỗ đang đậu một cách thách thức giữa đường ĐT 741 cùng với một nhóm đông người. Ngay lập tức đoàn tiến hành kiểm tra và thông báo đến Đồn Biên phòng 775 cùng tiến hành lập biên bản phạm pháp quả tang, sau đó bàn giao người, phương tiện và tang vật cho Đồn Biên phòng 775 xử lý.
Thế nhưng sự việc không dừng lại ở đây. 11 giờ 30 trưa 6-2, khi lãnh đạo vườn cùng Công an xã Bù Gia Mập, Đồn Biên phòng 779 và 781 đến UBND xã Quảng Trực để làm việc và nhận kết quả điều tra vụ việc đánh người, cướp xe và đồ dùng của đoàn tuần tra đêm 2-2 thì hàng chục người dân sở tại bao vây, đập phá xe và tấn công tới tấp những người thi hành công vụ. Mãi 40 phút sau, khi ông Trần Viết Cự, Chủ tịch UBND xã Quảng Trực và một số cán bộ xã có mặt thì đoàn công tác đã bị đánh tới tấp vào mặt, người và bị trấn lột tư trang, nhưng cũng không cách gì giải vây được cuộc tấn công. Cho đến 2 giờ 30 cùng ngày, khi lực lượng công an và cán bộ huyện Đắc R’lấp có mặt, đoàn công tác mới được giải thoát khỏi cuộc tấn công và trở về Phước Long, Bình Phước theo trục đường khác trong sự bảo vệ của cảnh sát. Hậu quả: 4 cán bộ của đoàn bị trọng thương, trong đó một người đến nay còn phải điều trị bởi vết thương trên đầu. Chiếc xe U oát bị đập bể đèn, kiếng chiếu hậu; chiếc máy chụp hình của đoàn cùng tiền bạc cũng bị tước đoạt…
Có dấu hiệu cán bộ tiếp tay vi phạm
Theo thông tin mới nhất chúng tôi được biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã có báo cáo khẩn gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắc Nông và Bộ NN-PTNT đề nghị can thiệp, cho điều tra, xử lý vụ việc nghiêm trọng này.
Tuy nhiên, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho biết, trong nhiều năm qua, lợi dụng công tác bảo vệ an ninh trật tự của chính quyền địa phương, năng lực đầu tư, quản lý của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cũng như các ban quản lý rừng khác còn nhiều hạn chế, bọn lâm tặc liên tục kích động người dân du canh du cư sở tại phá rừng với quy mô lớn đồng thời tổ chức những cuộc vây hãm, tấn công các lực lượng bảo vệ rừng một cách công khai, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Theo báo cáo của các lâm trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước, từ năm 1999 (năm kiểm kê rừng) đến nay mỗi năm có khoảng 3.000ha rừng bị tàn phá. Qua thực tế kiểm tra ở một số lâm trường, ban quản lý rừng như Suối Nhum, Bù Gia Phúc, Bom Bo…, hiện tại diện tích rừng bị mất còn lớn hơn nhiều số liệu báo cáo. Thậm chí, có nơi như tại Lâm trường Bù Gia Phúc, 100% rừng phòng hộ của Nhà máy Thủy điện Thác Mơ đã bị xóa sổ! Từ năm 1998 đến nay tỉnh Bình Phước đã lập biên bản xử lý hơn 10.000 vụ vi phạm phá rừng (trung bình mỗi năm 1.544 vụ), tịch thu khoảng 26.000m3 gỗ, khởi tố hàng trăm vụ án hình sự. Tuy nhiên, một cán bộ lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Phước cho biết, số vụ khởi tố hình sự cũng chỉ chiếm chưa đến… 1% so với tổng số vụ phát hiện! Mới đây nhất, đầu tháng 2-2005, Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Bù Gia Mập phối hợp với các trạm bảo vệ rừng truy quét bắt quả tang, lập biên bản xử phạt và tạm giữ tang vật để xử lý 5 trường hợp sử dụng xe và trâu xâm nhập vào rừng vận chuyển lâm sản trái phép. Tuy nhiên, ngay sau đó, một cán bộ Công an tỉnh Bình Phước và một ông cán bộ xã Bù Gia Mập đã có thư tay can thiệp và xác nhận khó khăn để “giải thoát” cho 3 trường hợp |
Quảng Ninh: bắt một giám đốc “rút ruột” công trình
Theo điều tra ban đầu, trong quá trình tổ chức thi công trung tâm thương mại và khách sạn du lịch Hùng Vương tại thị xã Móng Cái (Quảng Ninh), ông Kỳ đã cho thi công sai thiết kế, lập hai hệ thống sổ sách chứng từ kế toán; khai khống số lượng vật tư đã đưa vào thi công, mua hóa đơn để hợp thức hóa việc rút tiền ngân hàng.
Cụ thể, tổng giá trị vật tư trên hóa đơn của công ty để rút tiền ở ngân hàng hơn 3,6 tỉ đồng nhưng vật tư thực tế đưa vào sử dụng cho công trình chỉ trên 2,2 tỉ đồng, làm thất thoát hơn 1,3 tỉ đồng.
Trước đó, Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam khẩn cấp đối với Nguyễn Bá Dũng, đội trưởng thi công xây dựng dự án này. Nguyễn Bá Dũng thừa nhận đã thi công sai kết cấu và “rút ruột” công trình trung tâm thương mại và khách sạn du lịch Hùng Vương với tổng cộng 26,5 tấn thép các loại và 101,77m3 bêtông! |
Vụ cống hộp đường Cao Thắng nối dài: Công an vào cuộc
Theo anh Nguyễn Văn Hữu, công an khu vực phường 12, Q.10, hôm 28-3 cơ quan Công an TP.HCM cũng đã khảo sát tại công trình.
Ông Huỳnh Khắc Cần, chủ tịch UBND Q.10, cho biết quận đã có văn bản gửi Sở Nội vụ về chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua đình chỉ chức vụ phó giám đốc Công ty Dịch vụ đô thị - quản lý nhà của ông Đào Cung Chức, đại diện chủ đầu tư.
Công ty Dịch vụ đô thị - quản lý nhà là doanh nghiệp nhà nước nên chức vụ phó giám đốc do Sở Nội vụ bổ nhiệm. Do vậy việc đình chỉ chức vụ phó giám đốc của ông Đào Cung Chức do Sở Nội vụ ra quyết định. Ông Cần cho biết thêm hiện UBND Q. 10 đang họp kiểm điểm và đề xuất người đại diện chủ đầu tư để tiếp tục theo dõi dự án cống hộp đường Cao Thắng nối dài.
Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM vừa đề nghị UBND TP chỉ đạo Sở Giao thông công chính TP chủ trì họp kiểm điểm, xử lý đối với các đơn vị liên quan đến công trình cải tạo hệ thống thoát nước đường Hoàng Hoa Thám - Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh và lập kế hoạch chi tiết kiểm tra tiến độ thực hiện công trình. Theo HĐND TP, công trình trên là công trình trọng điểm của TP nhưng thực hiện quá chậm gây trở ngại cho sinh hoạt của nhân dân trong khu vực, ảnh hưởng kinh tế, vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự. |
Huyện Cai Lậy chấp hành bồi thường
UBND huyện Cai Lậy, Tiền Giang, đã mời thương nhân Trần Thị Hoàng Anh đến thương lượng bồi hoàn thiệt hạitheo phán quyết của toà án. Đây là động thái tích cực đầu tiên của UBND huyện sau khi bà Anh nhiều lần lên tiếng về sự bất hợp tác của đơn vị này.
Vụ án bắt nguồn từ việc UBND huyện ra quyết định tịch thu, phát mại lô hàng quần áo may sẵn của bà Anh mua tại chợ An Đông (TP HCM) vận chuyển về Rạch Giá kinh doanh. Bà Anh phát đơn kiện ra toà và UBND huyện Cai Lậy phải bồi thường 50 triệu đồng vì ra quyết định trái luật. Bà Anh liên hệ với bị đơn để nhận tiền song đều bị từ chối.
Tại buổi thương lượng ngày 18/11, chấp hành bản án, UBND huyện Cai Lậy đã đồng ý bồi thường cho bà Anh hơn 50 triệu đồng là giá trị lô hàng đã bị tịch thu và các khoản tiền nộp thuế, nộp phạt. Riêng chi phí đi lại từ Rạch Giá đến Tiền Giang để khiếu nại và hầu tòa, bà Anh đồng ý bỏ qua. |
Subsets and Splits